
Bạn có bất kỳ thắc mắc gì về e-Commerce – hay cụ thể hơn là về việc xây dựng một e-Commerce Brand, nhưng chưa có lời giải đáp?
Đây có thể là nơi giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó. Tất nhiên là nếu mình biết câu trả lời, còn nếu không biết thì chịu :))
Mình sẽ thường xuyên check để trả lời comment ở đây, nên nếu bạn có bất kỳ thắc mắc thì cứ comment, nếu giải đáp được thì mình sẽ giải đáp 😉
Hi Lâm, khó khăn lớn nhất của mình là build dc 1 team CS xịn như Lâm. Hi vọng dc chia sẽ kinh nghiệm.
Hi anh,
Để build được một team CS tốt – cá nhân em thấy chủ yếu vẫn đến từ Mindset của CEO nhiều. Và nó cần rất nhiều yếu tố:
1. Liệu sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp cho khách hàng có đủ tốt để các bạn CS có thể tự hào về nó, từ đó chăm sóc tốt cho khách hàng được không?
2. Liệu các bạn CS có đủ quyền hạn để đưa ra quyết định, nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng được không? (Ví dụ refund, ship lại cho khách, ship nhanh cho khách nếu họ cần gấp, v.v…)
3. Liệu chính sách của công ty với khách hàng có phải ưu tiên khách hàng lên trên hết hay không, hay ưu tiên lợi nhuận?
Ngoài về mindset ra, còn có các yếu tố kỹ thuật:
1. Các bạn CS đã có đủ khả năng để tiếp cận thông tin đơn hàng/sản phẩm chính xác và nhanh nhất hay chưa? (Ví dụ tiếp cận tình trạng đơn hàng, nắm được thời gian giao hàng dự kiến, thông tin đầy đủ và chi tiết về sản phẩm, v.v…)
2. Các bạn CS có được training kỹ càng về cách giao tiếp với khách hàng không? Cùng là chăm sóc khách hàng, nhưng một người được training kỹ càng về cách nói chuyện với KH sao cho dễ nghe, cảm thông và đồng cảm với khách sẽ rất khác với một người chỉ copy & paste các template có sẵn.
3. Các bạn CS có các chỉ tiêu về chất lượng ticket hay không? Ví dụ như CSAT chẳng hạn, hay chỉ tracking về số lượng ticket?
4. Các bạn CS có được training về quy trình follow up với khách hàng (nếu ticket chưa giải quyết xong) hay không, hay rep xong ticket là bỏ đó, bất kể vấn đề của KH đã được giải quyết chưa? (Ví dụ gửi track cho khách, có follow up tình trạng của track để thông báo đến khách khi track có update hay không?)
V.v…vì anh không có các case cụ thể cần hỏi nên em đưa ra một số yếu tố như vậy, nếu có câu hỏi cụ thể hơn thì em có thể trả lời được sát hơn 😀
Hi Lâm,
Trường hợp của mình cụ thể là vào mùa cao điểm thì 40% orders ship khá lâu tầm 20-30 ngày, mình chưa biết giải quyết thế nào hợp lý. Câu giờ thì khách ko hài lòng, refund thì lỗ tiền ad. Lâm cho mình lời khuyên với nhé.
Hi anh,
Vào mùa peak season – cụ thể là Christmas thì có unhappy customers là chuyện bình thường thôi anh. Vì chắc chắn sẽ có khách nhận hàng ko kịp, mà nếu họ mua để làm quà Christmas thì việc họ không hài lòng là đương nhiên, bất kể mình có làm gì đi nữa.
Refund cũng là điều đương nhiên phải làm, nếu anh muốn giữ Payment Gate. Không gì tệ hơn việc đôi co với khách hàng để rồi họ mở Dispute (mà mùa Peak Season mở dispute thì thôi rồi luôn). Luôn luôn ưu tiên việc xử lý cho khách hài lòng trước khi họ mở dispute.
Đó là lý do, nếu vào mùa Peak Season mà anh đẩy doanh số không được hiệu quả – Profit Margin thấp, ví dụ chỉ vài % thì tốt nhất là tắt Ads. Profit mang lại không đáng so với tỷ lệ Refund & Dispute tăng lên.
Tuy nhiên, nếu vào mùa này mà a scale được tốt, lợi nhuận cao, anh hoàn toàn có thể chạy xuyên Christmas, sau đó xử lý Refund cho khách hàng. Thường thì tỷ lệ Refund sẽ tăng lên khoảng 1% – 2%, a cân đối thử xem phương án nào mang lại hiệu quả tốt hơn về mặt Profit thì làm thui :d
Cheers,
Lâm Nguyễn.
Hi Lâm,
Cho mình hỏi b đã dùng email automation của shopify chưa. mình thấy nó cũng khá giống với klavyo về các khoản flow, condition hoặc giao diện, cũng thân thiện dễ dùng. ko biết hàng nhà của shopify gửi mail có ngon hơn ko. mình dùng klavyo gửi thì thấy hay bị google gắn cờ nghi spam.
Cảm ơn!
Hi bạn,
Mình không xài Automation của Shopify, mình dùng của Klaviyo luôn. Bản chất Klaviyo nó không chỉ là một app email automation (nếu chỉ là automation thì bạn dùng của Shopify hoặc một số app khác trên Shopify cũng rất ổn áp).
Klaviyo là một CDP – Customer Data Platform – nó lưu trữ rất nhiều Data của khách hàng mà mình có thể sử dụng để Segment khách hàng, từ đó có thể gửi Email Automation theo nhiều kiểu khác nhau, cũng như có thể gửi Campaign đến khách hàng, cũng sử dụng những data tương tự (cái này quan trọng).
Ngoài ra, Klaviyo cũng tích hợp với rất nhiều App, ví dụ như Trackingmore chẳng hạn – bạn có thể tạo một email flows để thông báo tình trạng tracking cho khách – ví dụ khi delivered rồi thì hỏi khách có ưng ý không, kêu nó review cho mình chẳng hạn. Đây là điều mà những app khác khó làm được hơn.
Việc bạn dùng Klaviyo gửi bị mark spam – mình đoán chắc là do các chỉ số email của bạn không tốt lắm (open rate, click rate, reply rate), dẫn đến email reputation với các bên cung cấp email service xuống thấp (ví dụ Gmail), từ đó email hay bị rơi vào spam box hơn.
Để khắc phục thì bạn phải tối ưu lại các email flows, khuyến khích khách hàng reply (đặc biệt quan trọng, nó giúp boost email reputation lên rất nhiều), tối ưu lại open rate, click rate – về cơ bản là làm mọi cách để tăng tương tác của email lên – từ đó tăng email reputation – dần dần Google sẽ cho email của bạn vào Inbox trở lại.
Hi vọng là giúp được bạn 😉
Cheers,
Lâm Nguyễn.
Hi anh Lâm, anh cho e hỏi tí thông tin xoay quanh khóa e-Commerce Brand Foundation nha anh.
Khóa này có phù hợp cho người mới bắt đầu chưa từng làm qua mô hình e-Commerce không anh? Tức là những khâu như chọn sản phẩm cho ecom, research, tìm supply & deal với nhà cung cấp… Newbie trong ecom như drop và POD nhưng oldbie với MMO và mindset với online business cũng tạm được.
Vì e tìm được điểm tương đồng với lộ trình sự nghiệp của mình và khóa học này là hướng đến việc build brand sau đó flip để exit -> lấy big money và cứ thế.
Công việc chính e thời gian qua cũng là flipping nhưng là build, growth và flip content sites. Nay thấy mô hình này e cũng rất mong mỏi được xây dựng 1 brand ecom. Tuy nhiên vì cũng là dân làm content sites lâu nay nên e hướng tới việc low cost upfront và bền vững hơn là đổ tiền vào ads. Em tìm thấy điểm tương đồng rất lớn giữa mindset online business của e với email mới nhất $3k/tháng của anh nên thật sự muốn theo đuổi. Vì mọi mô hình e muốn làm đều hướng tới việc exit được như là 1 brand vì như thế mới có ý nghĩa để theo đuổi lâu dài hehe.
Tuy vậy thì những bước đầu để bắt tay vào làm ecom như tìm sản phẩm, niche research, tìm & deal nguồn hàng…etc… không biết trong khóa của mình có dạy không? E cảm ơn anh.
Hi Trạng,
Nghe bạn mô tả thì mình đoán bạn làm Affiliate (Niche Sites/Authority Sites), SEO lên sau đó bán nguyên site đi lấy tiền đúng không nhỉ? Mình cũng có gần 5 năm làm Affiliate, hồi xưa cũng làm 1 Training Course về Affiliate, nghe tự nhiên thấy nhớ nghề quá :d (không biết bạn có từng đọc blog cũ của mình là lamnguyenz ko :d).
Anyway, trả lời câu hỏi của bạn. Đầu tiên, việc mở 1 Course dạy toàn bộ kiến thức về e-Commerce, để bạn có thể tự build 100% một e-Commerce Brand gần như là chuyện không thể, vì có quá nhiều kiến thức cần biết để phát triển và duy trì một e-Commerce Brand nói chung và một POD Brand nói riêng. Không nói đâu xa, riêng việc học làm Ideas & Design để làm được sản phẩm đủ tốt thôi đã mất ít nhất 2 – 3 tháng vừa học vừa làm rồi.
Hồi trước thì mình có viết một cái Email về những công việc mà một Store Owner cần xử lý khi run một e-Commerce Brand, bạn có thể đọc ở đây: https://lam.work/daily-email-28-11-2022-e-commerce-brand-ecosystem/.
Về cơ bản, e-Commerce Brand Foundation không phải một khóa học. Nó là một hệ sinh thái – với eBF Training Course là đầu vào (để training về mặt kiến thức cũng như mô hình kinh doanh, để tất cả những ai trong hệ sinh thái đều có chung một Mindset và kiến thức).
Bên trong hệ sinh thái, bọn mình có thể support bạn về Paygate (đỡ phải lo vấn đề dòng tiền cũng như xử lý limit), Fulfillment (đỡ phải học về tìm Supplier, xử lý vấn đề với nhà cung cấp), Customer Service (đỡ phải tuyển nhân viên để chăm sóc KH, đỡ phải học cách để trả lời và chăm sóc khách hàng sao cho tử tế nhất), Ads Account (đỡ phải lo vấn đề đăng ký tài khoản Ads, thậm chí bọn mình có thể support về cả việc quản lý tài khoản – đỡ phải học đủ thứ về cấu trúc Facebook, BM này nọ), Media & Product Design (tất tần tật về làm sản phẩm từ A-Z, bao gồm cả làm Ideas lẫn Design, đỡ phải học về làm Ideas như nào cho xịn).
Thay vì mất 1 năm để học làm những cái trên, thì mình nghĩ bạn nên Outsource cho lành, và để thời gian tập trung vào key của business, là những cái mình sẽ nói ở dưới.
Thay vì training những cái trên, eBF Training Course sẽ tập trung training bạn 5 việc:
1. Chiến lược cũng như mô hình làm e-Commerce Brand. Hiểu được mô hình & chiến lược xây dựng, có mindset đúng thì bạn sẽ đi đúng đường.
2. Setup & Tối ưu store để có tỷ lệ chuyển đổi cũng như AOV tốt.
3. Email Automation – xây dựng các Flows cần thiết để tối ưu hóa cho Sales Funnel.
4. Cách sử dụng Facebook Ads để kéo Traffic vào Sales Funnel. Chiến lược này đặc biệt phù hợp với Newbie – không biết nhiều về Facebook Ads, thậm chí 1 tuần chỉ cần check Ads một lần.
5. Chiến lược Content – bao gồm Content cho Email Broadcast, Social Media, Blog Post, v.v…để khuếch đại hiệu quả của Paid Traffic, từ đó xây dựng được nguồn Organic Revenue DỰA TRÊN Paid Traffic. Đây là key giúp bạn có thể build được một e-Commerce Brand bền vững – và là thứ sẽ chiếm 80% thời gian làm việc của bạn sau này.
Nói cách khác, thay vì mất thời gian học toàn bộ mọi thứ, eBF tập trung chủ yếu vào training về Sales & Marketing – thứ giúp bạn mang lại doanh số một cách bền vững. Những khâu còn lại, outsource cho đỡ mất thời gian 😉
Không biết là có giải đáp được thắc mắc của bạn chưa :d
Cheers,
Lâm Nguyễn.
Hi Lâm,
Valentine là mùa sale khá lớn nhưng năm nào cũng vướng tết âm lịch bên china nên không ship dc hàng, bên Lâm giải quyết vấn đề này sao nhỉ?
Thank you.
Hi anh,
Thường thì Valentine bọn em cũng tắt Ads nghỉ ăn Tết thôi, vì thời gian này đội CS cũng không trực thường xuyên để xử lý các Case được. Ngoài ra anh có thể tạo thêm 1 Email Flow Post Purchase phụ – chỉ để gửi một Email thông báo hàng sẽ ship muộn do ảnh hưởng của Lunar New Year, nên sẽ ship chậm khoảng 1 – 2 tuần so với dự kiến. Khi mình thông tin cho khách đầy đủ thì khách cũng sẽ thoải mái hơn, thay vì bị thiếu thông tin 😉
Cheers,
Lâm Nguyễn.
Hi Lâm,
Cám ơn Lâm đã chia sẻ kiến thức rất bổ ích. Mình đang tập tọe build một ecom brand cho dòng sản phẩm giường. Do sản phẩm to nên khá khó trong việc làm creative cũng như khách cũng ko làm unbox như các sản phẩm khác dc, Lâm có tips gì trong việc này ko?
Ngoài ra, thì với case của mình như thế thì khóa eBF liệu có phù hợp ko?
Cám ơn Lâm nhiều!
Chúc Lâm ăn Tết vui vẻ, nhiều sức khỏe, thành công ^^
Hi anh,
Brand này bán sản phẩm vật lý thông thường hay POD anh nhỉ?
Anyway, nếu khách không làm unboxing được thì mình phải tự làm thôi. Thuê vài gigs unboxing video trên Fiverr là một cách – giá trung bình tầm $100 – $150/cái. Hoặc tiết kiệm hơn thì order sản phẩm về VN rồi kiếm expat ở VN cho tiện :))
Về việc làm creative thì phải chờ anh trả lời xem sản phẩm thuộc dạng gì rùi mình mới bàn tiếp được.
Còn về eBF thì bản chất eBF System là chuyển giao nguyên 1 store đã build sẵn của bọn em (bán store, đã được setup chi tiết đầy đủ), kèm theo đó là training để anh có thể profitable từ store đó.
Store đã chọn sẵn sản phẩm, thị trường dựa trên kinh nghiệm của bọn em để mang lại khả năng success cao nhất khi áp dụng chiến lược của eBF, nên nếu tham gia eBF thì anh sẽ phải làm trên store mới chứ không làm trên store cũ được í.
Cám ơn Lâm.
Mình đang làm sản phẩm vật lý. đúng kiểu làm xong rồi mới nhận ra sản phẩm khoai quá (khó vận chuyển, dễ hỏng, …) :’D
Hơi tiếc là khóa eBF ko áp dụng cho store này dc, cơ mà mình vẫn mong sớm có thông tin chi tiết hơn ^^
Đầu tháng 2 sẽ có nhen anh :d anyway sản phẩm vật lý thì không thuộc sở trường của em lắm, đặc biệt là vụ creative sẽ khó hơn POD nhiều
à hóa ra thế. mình newbie nên cứ tưởng 2 cái cũng giống giống nhau. Cám ơn Lâm nhiều. Mong sớm có tin của khóa eBF.
Chúc Lâm ăn Tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình và người thân <3
Chào Lâm. Trước đây cũng học khóa AST của e và biết những giá trị lớn của nó mang lại. Đọc các bài viết của e về POD a cũng thực sự muốn tham gia vào hệ sinh thái này của e. Tuy nhiên a không biết thực tế khi triển khai dự án cần chuẩn bị ngân sách khoảng bao nhiêu (đến khi bắt đầu có lợi nhuận). E có thể chia sẻ thêm thông tin được không? Cảm ơn e nhiều!
Hi anh,
Để đảm bảo thì em nghĩ tối thiểu tổng mức đầu tư nên khoảng $10k, và đẹp nhất là $15k trở lên là thoải mái để xử lý dòng tiền (chứ chi phí cố định thực tế thì không quá cao).
Sốp ơi sao anh click vào Waiting List mà không thấy mở nữa nhỉ. Hóng eBF của sốp quá.
Click vào link trong email là được rùi đó anh, em gắn tag những người đã click :d Thông tin đăng ký chi tiết sẽ có sớm trong thời gian tới anh nhen
Sau 10 năm Sốp comeback cao tay quá. :)))). Bảo sao click đi click lại 10 lần ko thấy gì. :))))
Hi Lâm,
Cho mình hỏi 2 vấn đề ngoài luồng nhé:
– Store Shopify của Lâm để location ở VN hay nước khác nhỉ? Store location VN có hạn chế vì nhiều app ko cho VN cài. Không biết mình để location US có vấn đề gì không?
– Có nên mua theme bản quyền luôn ko? Ko biết theme bản quyền có gì hơn theme dc share trên các cộng đồng ko Lâm nhỉ?
Cám ơn.
Hi anh,
1. Đa số Store hiện tại em vẫn để US, cũng không rõ để VN thì có app nào không cho VN cài không.
2. Em vẫn sử dụng theme bản quyền bọn em tự mua, em không khoái việc dùng theme share public lắm – sợ nhất là không biết trong đó có cái gì.
Cám ơn Lâm nhé
Hi Lâm,
Bên Lâm đang dùng phần mềm Customer Support nào nhỉ? Giới thiệu mình 1 cái được không?
Bọn em dùng Zendesk thui anh, thấy nhiều anh em xài Freshdesk thì phải.
Hello anh Lâm, cảm ơn anh đã chia sẻ nhiều bài viết hay và thực tế. Em có 2 câu hỏi:
1. Thường conversion rate ( từ visit qua order) của một store POD nằm trong khoảng nào ạ? Em đọc thấy Art and craft thì tầm 4%.
2. AOV/ giá trung bình mỗi sản phẩm tầm nào là hợp lý?
Hi em,
Cả 2 câu hỏi của em đều không có câu trả lời cụ thể. CR sẽ rất khác nhau phụ thuộc vào sản phẩm, giá bán, v.v…Một cái tumbler giá $50 thì CR sẽ rất thấp, nhưng một cái framed canvas to đùng giá $50 thì có thể CR sẽ rất ngon lành.
Câu số 2 thì anh đang không rõ lắm là em đang hỏi về vấn đề gì, em clear lại giúp anh nhen.
Hi Lâm,cho mình hỏi nếu xây dựng một hyber-niche mà sản phẩm có giá trị cao như Blanket,Canvas thì có chiến lược nào để tăng chỉ số AOI không nhỉ.Vì mình thấy các mặt hàng này khách thường chỉ mua 1 cái,nếu không upsale các sản phẩm khác nhứ T-shirt,Mug… thì AOI khá thấp
Tăng AOI là một trong nhiều cách để tăng Lifetime Gross Profit per Customer, ngoài tăng AOI ra còn nhiều cách khác như upsell, cross-sell sản phẩm liên quan đến niche, v.v…
Nếu nhìn theo góc độ “làm thế nào để tăng AOI” thì em nghĩ sẽ khá là…bí, vì có những sản phẩm/thị trường người ta không có nhu cầu mua nhiều. Ví dụ nhà bé xíu chỉ mua được 1 cái tranh canvas thì có giảm giá hay làm gì đi nữa họ cũng chỉ mua 1 cái thôi.
Nhưng nếu nhìn theo góc độ mình cần tăng Lifetime Gross Profit trên mỗi khách hàng, thì mình có thể xoay nhiều tactic khác nhau. AOI chấp nhận là thấp, nhưng bù lại mình sẽ tìm những cách khác để tối đa hoá Lifetime Gross Profit thì em nghĩ sẽ hiệu quả hơn 😉
Hi anh, cho em hỏi nhóm private của Highcommerce còn mở không ạ? Đợt trước em có tìm hiểu lúc a mới tạo group. Giờ tìm lại mất hết thông tin về học phí 😀
Khum mở nữa rùi em ơi
anh có dự định mở lại trong tương lai không ạ? T^T
Tương lai xa thì chưa biết, còn tương lai gần thì chắc là không em ơi
Khi build 1 business pod thì e nghĩ tới chuyện chạy đa kênh cho paid traffic, facebook, google shopping (ít nhất là 2 kênh này). Nhưng chỉ chạy đc fb còn gg thì toàn hẹo, gg shopping mà reg fail hoặc die thì muốn chạy kênh này phải đổi domain các thứ…A có chạy gg shopping hay pinterest/twitter ko? Nếu muốn chạy mấy kênh này phải đk doanh nghiệp ở nước ngoài đóng thuế các thứ chuẩn chỉ hay ntn ạ? a chỉ e thêm về tư duy và phương pháp chạy đa kênh ở phần này với ạ!
Một số dự án của mình có chạy Google, nhưng không có thì cũng…không sao. Bọn mình đăng ký doanh nghiệp VN thôi.
Hi Lâm,
Anh là học viên cũ của khoá NSST, trước bọn mình có forum và kênh Slack “Biệt đội NSST” nhưng hiện tại anh thấy ko hoạt động nữa, mình có dời nhà qua kênh nào ko em hay mỗi người một nơi rồi, nếu có cho anh join với.
Thank Lâm.
Mấy anh em vẫn sinh hoạt bên group trụ sở NSST đó anh, mà lâu lắm em không vào. Anh cần thì inbox skype em có gì em add cho nha
Hi anh ơi cho em hỏi ở thị trường VN có ai chạy phễu hiệu quả hông nhỉ? Hay nó chỉ phù hợp với nc ngoài. Em thấy khi chạy ngân sách lớn ở bán lẻ, nhiều SKU thì bị cái limit ad facebook và còn bị rối khi set quá nhiều.
Anh không làm ở Việt Nam nên không rõ lắm em ơi.
Chào Lâm, thật sự rất cám ơn về các bài viết “Trên cả toẹt zời” của Lâm, tụi nó làm mình mở mang đầu óc nhiều lắm!!
Nhân tiện Lâm cho mình hỏi 1 vấn đề về Email Marketing, hiện tại tỉ lệ vào inbox cho các email campaign của mình cũng trở nên rất thấp, ko còn ngon được như trước đây. Ở trên Lâm có nói về việc tăng khả năng khách hàng Reply email của mình thì sẽ giảm được tình trạng này, việc này liệu có thể dùng cách khích lệ khách hàng reply các email flow kiểu như “Bạn vui lòng reply cái email này để nhận 1 coupon nè” để bắt khách reply mới gửi coupon sau đó được ko nhỉ??
Được anh ơi. Nên filter tệp khách hàng active nhất, đừng gửi cho những khách non-engaged nữa anh nhen.
Cám ơn reply của Lâm. Cho mình hỏi thêm chút nữa về phần Email marketing này với.
Trước kia do không biết nên mình luôn để mặc định tùy chọn “Nhận Email marketing” của khách tích sẵn ON khi khách mua hàng nên lượng email tăng lên rất nhanh. Sau này mới biết đây là sai lầm vì nhiều khách sẽ vốn không để ý mà ko bỏ dấu tích này đi chứ ko phải họ muốn nhận email từ mình nên tốn thêm chi phí để gửi mail cho những người này.
Sau này mình đã bỏ tính năng này, để những ai “thực sự muốn nhận email” mới tự click vào chọn mục này để nhận sau khi mua hàng. Bây giờ làm sao lọc cái list sẵn có (cả trước kia và bây giờ) chỉ để lại những ai chủ động click chọn nhận mail thôi nhỉ?
Em còn tắt luôn tùy chọn đấy :)) Bản chất em nghĩ vấn đề ko phải ở cái nút đấy, về cơ bản thì anh cứ clean lại inactive users thôi (ko mở email, ko click trong 45 ngày kiểu thế)
Hi Lâm, cảm ơn em về những chia sẻ rất hữu ích nhé.
Anh muốn hỏi về cách build kênh social bền vững trên facebook của bên em. Theo anh đọc bài của em thì hiểu là ngoài chạy ad facebook em cũng đăng bài organic liên tục lên page facebook để trust cũng như engage lại khách cũ và em có mention về việc chạy ad thì khách hàng cũng vào fan page để xem brand này trust đến đâu. Tuy nhiên thực tế anh chạy ad facebook thì cũng rất hay chết page dù không chạy voi ngựa hay sản phẩm TM gì? Như thế thì làm sao để build được 1 fan page ổn định để chạy ad em nhỉ? Hay là phải tạo nhiều page và page nào cũng đăng cùng 1 content lên, như thế thì có bị fb flag là spam content không?
Rất mong nhận đc câu trời từ em.
Lâu lắm rồi em không chết page bao giờ, cũng không rõ tại sao. Maybe là do build page cẩn thận từ đầu, hoặc do hên :))
Lâm ơi, bạn có dịch vụ “thăm khám – bắt bệnh” cho một store để biết được chỗ nào cần tối ưu không 😀
Giờ thì mình chưa có, tương lai thì…chưa biết :d
E chào anh lâm ạ, em là người mới cũng đang tập bán pod em đang bị mắc ở khâu phân tích nhu cầu người dùng để có thể định vị được chính xác sản phẩm.A có thể cho em xin ít kinh nghiệm khi anh bắt đầu với một niche mới và cách anh tìm ra hành vi nhu cầu khách hàng của niche mới đó được không ạ.Em cảm ơn ạ
Lâm cho mình hỏi 1 câu. Việc buid brand theo seri ZeroToHero của Lâm là ứng dụng một 1 loại sản phẩm. Nhưng nếu loại sản phẩm mình chọn có type rộng hơn kiểu như:
– Áo dành cho nữ thích chim ưng, gồm các kiểu: cổ tròn, hở vai, hở bụng, hở lưng v.v…
– Bikini: 1 mảnh, 2 mảnh, siêu mỏng, xuyên thấu v.v…
– Hoặc rộng hơn như “Đồ cho nữ” : váy, bikini, đồ ngủ v.v…
Nói chung là 1 mảng sản phẩm dành cho 1 đối tượng nhất định, nhưng mảng sản phẩm đó có nhiều loại sản phẩm nhỏ bên trong (cùng thể loại) thì liệu có build theo hướng của Lâm được không??
Nó cũng giống như build brand về Tops mà e nói ở bài mới đây thôi. Bản chất vẫn là cái định vị (keyword) mà anh hướng đến có ai chiếm chưa – nếu có (và nó khỏe) thì thôi, ngược lại thì oke.