Bài này nằm trong series những bài mà mình không nghĩ là mình sẽ viết, nhưng vẫn cứ viết :))
Với những bài viết trên lam.work, mình thường tập trung vào những chủ đề mang tính ứng dụng nhiều hơn là những topic theo dạng mindset – vì mình cảm giác followers của lam.work thường sẽ cần những kiến thức dạng “HOW” nhiều hơn là “WHY”.
Tuy nhiên, đợt vừa rồi mình có tư vấn một số case (qua email thôi), thì mình nhận ra ngoài việc trang bị “HOW”, thì việc chuẩn bị cho bản thân một Mindset đúng đắn từ đầu cũng quan trọng không kém – trước khi đâm đầu vào ngành e-Commerce đầy khốc liệt này.
Ngành POD đã tồn tại hơn chục năm nay tại Việt Nam, và cách làm e-Commerce style ăn xổi (no offense) đã đi sâu vào mindset của khá nhiều anh em trong ngành.
Nếu không thay đổi từ mindset gốc, bất kể bạn có đọc bao nhiêu bài viết trên lam.work, thậm chí copy y chang cách làm của mình, mình nghĩ mọi chuyện sẽ chẳng có gì khác biệt.
Bản thân bọn mình cũng từng bắt đầu bằng từng cái ads, từng camp win, cũng trải qua đủ cảm xúc lên xuống trong ngành. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi đến một ngày, mình nhận ra mình không thể tiếp tục kinh doanh (nếu bạn gọi đó là kinh doanh) như vậy được nữa. Nó quá stress và mệt mỏi với mình, và mình cũng không tìm thấy niềm vui khi tiếp tục làm POD như vậy nữa.
Đầu năm 2020, mình quyết định block hết tất cả connection với ngành POD, từ việc leave toàn bộ các group về POD, cho tới việc block hết những người có style POD mà mình thấy trên Facebook. Cứ thấy có comment xuất hiện trên Feed của mình mà kiểu dân POD là mình block hết, thừa còn hơn thiếu :))
Tất cả là để tạo cho mình một môi trường “sạch”, để đỡ bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện kiểu “ông X này vừa bán sản phẩm A ngon lắm, vào bán thử đi”, hay “ông Y kia dạo này vít Tiktok ác liệt, chắc mình cũng phải làm thử”.
Nhờ vậy, mình có đủ thời gian và không gian để ngẫm lại xem mình thực sự muốn làm gì, mình mạnh ở đâu, yếu ở đâu, và mình cần thay đổi tư duy như thế nào để có thể đi lâu dài.
Tất cả những mindset mà mình chia sẻ dưới đây là những đúc rút của mình sau 3 năm “ở ẩn”, nó phù hợp với mình – một người thích sự ổn định, không giỏi bắt trend, không giỏi làm những cái mà số đông đang làm.
Những mindset này đã thay đổi hẳn cách mình làm kinh doanh, và nó vẫn như một kim chỉ nam hiện tại của mình, giúp mình giữ vững hướng đi giữa dòng đời đầy rẫy những “shiny object”.
Những mindset này có thể phù hợp với bạn, có thể không. Hãy xem nó như một góc nhìn hơi lạ một chút về ngành POD – một ngành tương đối “đặc thù” (hoặc bạn tưởng là nó đặc thù).
Mindset đầu tiên, và cũng là mindset quan trọng nhất với mình trong 3 năm vừa qua, đó là…
Finite Game VS Infinite Game (A.K.A Survival Game)
Finite Game – tiếng Việt dịch ra là Game Hữu Hạn – là một trò chơi mà ở đó, chúng ta có một điểm kết thúc. Có thể là thời gian, có thể là điểm số.
Hầu hết các môn thể thao, hoặc các trò chơi kiểu boardgame đều được setup dưới dạng Finite Game. Với những trò chơi này, chúng ta sẽ cố gắng để đạt được nhiều điểm số nhất có thể, trong giới hạn thời gian mà trò chơi cho phép. Hết thời gian, ai dành được nhiều điểm số nhất sẽ là người chiến thắng.
Rất nhiều người đã và đang áp dụng chính xác concept của Finite Game vào kinh doanh – bản thân bọn mình cũng từng như vậy.
Một ví dụ, đó là chúng ta sẽ liên tục đi hóng xem các players khác (A.K.A đối thủ) đang bán được hay không, năm nay lãi bao nhiêu tiền, v.v…và chúng ta sẽ cố gắng để kiếm được thật nhiều tiền trước khi một năm kết thúc (hết mùa sales).
Người chiến thắng là người kiếm được nhiều điểm số nhất – hay nói cách khác là kiếm được nhiều tiền nhất trong năm. Các players khác sẽ nhìn vào họ, ghen tị và tìm cách để chiến thắng trong game kế tiếp – có thể bao gồm việc chơi giỏi lên, hoặc phá hoại khiến người chơi đó chơi kém đi, hoặc copy y chang cách chơi của người chơi đó, với hi vọng mình cũng sẽ được như họ.
Nghe quen không? :))
Mãi về sau, mình mới nhận ra, mình đang chơi sai luật. Kinh doanh (cũng như nhiều khía cạnh khác của cuộc sống), về bản chất không phải là Finite Game.
Nó là Infinite Game – tức Game Sinh Tồn.
Một game sinh tồn có luật chơi khác hẳn một game hữu hạn – nó không có điểm kết thúc – và bạn chỉ thua cuộc khi bạn out khỏi cuộc chơi – có thể là do không muốn chơi nữa, hoặc hết nguồn lực.
Người chiến thắng là người còn lại cuối cùng của cuộc chơi.
Khi làm kinh doanh theo luật của game sinh tồn – bạn sẽ nhận ra cách bạn chơi trò chơi này sẽ trở nên rất khác.
Thay vì nghĩ cách làm thế nào để kiếm được thật nhiều tiền trong năm nay, hãy nghĩ làm thế nào để mình vẫn còn tồn tại trong game sau 5 năm nữa.
Đảm bảo là nếu bạn và e-Commerce Brand mà bạn đang xây vẫn tồn tại và phát triển đều đặn trong 5 năm, chắc chắn bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn là tìm cách để kiếm cùng một số tiền tương tự trong vòng 1 năm 😉
Thay vì đi crawl 100k sản phẩm trên mạng và chạy Google Shopping với hi vọng sẽ bán được (và không biết bao giờ thì store chết), hãy tập trung xây dựng một e-Commerce Brand chuẩn chỉnh, grow sau từng năm.
Về ngắn hạn thì nó sẽ khó và không ra tiền, thậm chí lỗ, nhưng về dài hạn chắc chắn nó sẽ tạo ra nhiều tiền hơn rất nhiều.
Thay vì cầm một số vốn $1k – $2k nhảy vào test Ads với hi vọng tìm ra một camp win đổi đời – bạn có thể win, hoặc có thể chết sặc tiết – hãy xây dựng cho mình một số vốn đủ để tồn tại trong ít nhất 1 – 2 năm, cũng như nếu được thì có cho mình một nguồn thu nhập khác – tăng khả năng bạn có thể tồn tại trong game.
Miễn là bạn còn ở trong game (tất nhiên với tâm thế liên tục phát triển Brand của mình, chứ không phải tồn tại kiểu lay lắt), chắc chắn đến một ngày bạn sẽ bứt lên được.
Survival Game Mindset này là một trong những tiền đề cực kỳ quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển sau này của bọn mình. Hiểu được luật chơi giúp bọn mình tối ưu lại cách chơi, từ đó tăng khả năng chiến thắng (A.K.A sống sót) hơn.
Một trong những hệ quả của Survival Game Mindset, đó là….
Consistency, Time & Compound Effect
Nếu bạn bắt đầu thay đổi mindset, và muốn xây dựng một e-Commerce Brand theo phong cách Survival Game, một trong những yếu tố mà bạn cần để ý đầu tiên, đó là sức mạnh của Compound Effect.
Về bản chất, Compound Effect là một hiệu ứng xảy ra khi bạn làm một hành động với sự nhất quán liên tục (Consistent) trong một thời gian đủ dài (Time). Khi đó, dù hành động đó chỉ là một hành động rất nhỏ cũng có thể tạo ra một kết quả cực kỳ lớn.
Nghe hơi lý thuyết nhỉ :)) Giống mấy bài self help vđ.
Nhưng thực tế, Compound Effect là một trong các key cực kỳ quan trọng mà mình đã sử dụng để build nên toàn bộ concept xây dựng e-Commerce Brand, và một ví dụ điển hình của concept này chính là dự án #Zero To #Hero.
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng, nếu bạn có thể xây dựng MỘT e-Commerce Brand, đổ tiền Ads vào đều đặn hàng tháng, post bài chăm sóc fanpage đều đặn mỗi ngày – trong vòng 5 NĂM, chuyện gì sẽ xảy ra chưa?
Nếu Fanpage của bạn khởi đầu với 1,000 likes và mỗi tháng tăng trưởng 15%, sau 5 năm, bạn sẽ có một Fanpage với 3.8M Likes!
Nếu bạn có một Email List với khởi đầu 300 Subscribers – với cùng tốc độ tăng trưởng 15%/tháng, sau 5 năm bạn sẽ có một Email List khoảng 1.1M Subscribers!
Nếu doanh số đến từ những nguồn Organic của bạn đang là 1 sales/ngày, và bạn cũng tăng trưởng 15%/tháng – cùng tốc độ với các kênh Organic ở trên – sau 5 năm bạn sẽ có doanh số khoảng…3.8k sales/day – 100% từ Organic!
Đếm cua nghe số đẹp nhỉ :)) Nhưng kể cả nó không được đến mức như vậy, thì hiệu quả và ý nghĩa của Compound Effect vẫn hoàn toàn rõ ràng.
Làm giàu trên excel thì tất nhiên dễ và nghe nó hay, cái khó của việc áp dụng Compound Effect đến từ cả 2 yếu tố tạo ra nó: Consistency & Time.
Bạn phải có khả năng làm MỘT việc trong một thời gian RẤT DÀI, để có thể tận hưởng trái ngọt của Compound Effect. Và hầu hết chúng ta đều thiếu cả 2 yếu tố trên khi làm kinh doanh.
Chúng ta thiếu nhất quán, thiếu sự tập trung, khi tiếp xúc với một thế giới đầy rẫy những cơ hội. Hôm nay thấy ông này bán sản phẩm này ngon nên cũng bán thử một tý, ngày mai thấy crypto đang up trend cũng tranh thủ vào đu đỉnh.
Nếu toàn bộ thời gian công sức dành cho các shiny object như vậy được dồn vào MỘT việc, hiệu quả liệu sẽ lớn đến mức nào?
Chúng ta cũng thường thiếu cả sự kiên nhẫn. Không phải ai cũng có khả năng làm MỘT việc trong 5 – 10 năm. Làm 1 tháng thôi có khi còn khó :))
Câu hỏi ở đây là, nếu chúng ta thực sự hiểu sự đáng sợ của Compound Effect, liệu cách chúng ta làm Business có thay đổi gì không? Liệu chúng ta có bắt tay vào những bước đầu tiên trên chặng đường 5 năm, hay sẽ tiếp tục loanh quanh với những mục tiêu ngắn hạn, để 5 năm sau lại nhìn lại và nói “Giá mà…”?
Bọn mình chọn bắt đầu ngay từ lúc này 😉 Mà thực tế thì blog này cũng là một trong những nơi bọn mình áp dụng Compound Effect, đó là lý do mình vẫn đều đặn viết 1 bài viết mỗi tuần, và gửi email đều đặn hàng ngày cho Subscribers.
Anyway, một fun fact cho bạn, đó là ngành POD gia nhập Việt Nam đã được 10 năm. Nếu bạn bắt đầu xây dựng một e-Commerce Brand với style như trên từ 5 năm trước, bây giờ có lẽ bạn đã thành idol của ngành :))
Assets
Nếu được hỏi, mục tiêu khi chạy Ads của bạn là gì, bạn sẽ trả lời như thế nào?
Để bán được hàng? Để có thật nhiều lợi nhuận?
Điều đó đúng, nếu bạn đang chơi Finite Game.
Nếu bạn chơi Survival Game, bạn cần tập trung vào việc xây dựng Assets – xây dựng Tài Sản.
Với góc nhìn của bọn mình khi xây dựng e-Commerce Brand, bọn mình không bao giờ chấp nhận việc chạy Ads chỉ để có sales.
Nếu mục tiêu của bạn chỉ là có sales, thì khi bạn lỗ, đồng nghĩa với việc bạn đang mất trắng số tiền mình bỏ ra mà chẳng thu lại được gì cả. Chạy $1,000 lỗ $500, đồng nghĩa với vứt $500 ra ngoài cửa sổ.
Ngược lại, nếu mục tiêu của bạn là xây dựng tài sản với chi phí thấp nhất có thể (lỗ ít nhất có thể), lúc này góc nhìn của bạn về khoản lỗ sẽ khác hẳn.
Vẫn là chạy $1,000 lỗ $500, nhưng thay vì vứt $500 ra ngoài cửa sổ, số tiền này là số tiền bạn đầu tư để tích luỹ tài sản cho Brand.
Những tài sản này có thể giúp tạo ra doanh số trong tương lai, nên vẫn là số tiền Ads $1,000 mỗi tháng, nhưng chắc chắn càng chạy, khoản lỗ của bạn sẽ càng ít đi. Tháng này lỗ $500, tháng sau có lẽ chỉ lỗ $100 – $200, và có thể đến tháng thứ 3 là sẽ bắt đầu có lợi nhuận.
Ví dụ, với $1,000 tiền Ads và lỗ $500, bạn có thể xây dựng được những tài sản sau:
- Bạn có thể có một email list tầm 140 Subscribers – tương đương Cost Per Email tầm $7. Nếu bạn gửi email đều đặn 30 ngày cho 140 Subscribers này, tổng cộng bạn sẽ gửi được 4,200 Emails. Nếu Revenue per Recipient là $0.05, bạn sẽ tạo thêm được doanh số đâu đó khoảng $210/tháng.
- Bạn có thể build được một Fanpage với khoảng 100 likes – Fanpage này sẽ giúp bạn có thêm Organic Reach trong tương lai, từ đó thu hút Traffic cũng như doanh số miễn phí.
- Bạn có thể build được một tệp khoảng 1,000 – 2,000 khách hàng truy cập store để có thể tiếp tục Retargeting trong tương lai. Những khách hàng này đã có những điểm chạm đầu tiên với bạn, và nếu bạn tiếp tục engage họ, khả năng rất cao họ sẽ quay lại mua hàng.
- Bạn có thể build được một tệp 6,000 – 7,000 khách hàng tương tác với Page (click link, like, comment, share, truy cập page, v.v…). Những khách hàng này đã tỏ ra có hứng thú với sản phẩm mà bạn cung cấp – bạn hoàn toàn có thể retargeting lại họ với những nội dung khác, và đến một thời điểm họ đủ hứng thú, họ sẽ mua hàng. (Bạn có thể coi lại Reverse Funnel Part 2 để biết thêm chi tiết về MOFU.
- Với Cost Per Purchase tầm $50, bạn có thể có khoảng 20 sales – tương đương 20 khách hàng. Nếu sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp đủ chất lượng, chắc chắn bạn có thể tiếp tục convert một phần khách hàng này thành khách hàng quay lại, và một phần nhỏ là khách hàng trung thành. Ngoài ra, lượng sales này cũng giúp Pixel của bạn có thêm dữ liệu, từ đó sẽ giúp phân phối quảng cáo trong tương lai chính xác và hiệu quả hơn.
Tuyệt vời nhất, là bạn chỉ tốn $500 để build được toàn bộ những tài sản trên. Perfect!
Lúc này, liệu bạn có nghĩ $500 là một khoản lỗ theo kiểu “vứt tiền qua cửa sổ”? Hay bạn sẽ thấy vui mừng vì chỉ tốn có $500 mà đã xây dựng được bao nhiêu là tài sản có giá trị?
Tất nhiên, xây dựng tài sản chỉ là một nửa của câu chuyện. Để tài sản tiếp tục giữ vững – cũng như gia tăng giá trị, bạn cần chăm sóc nó thường xuyên, tỉa tót nó, dọn dẹp nó, để nó luôn luôn là một tài sản giúp bạn tạo ra doanh số và lợi nhuận.
Mình biết rất nhiều trường hợp vít Ads căng đét, Email có tới vài trăm k – cả triệu emails, nhưng hoàn toàn không chăm sóc gì cả. Đến lúc bắt đầu gửi email thì Open Rate chỉ là X% – X tất nhiên đến nay vẫn chưa tốt nghiệp tiểu học.
Đó chính là hậu quả của việc chỉ tập trung vào sales.
Competitive Advantages
Thông thường, khi nhắc đến Competitive Advantages – lợi thế cạnh tranh – mình sẽ thao thao bất tuyệt về việc bạn phải hiểu mình đang có những lợi thế gì và yếu điểm gì, từ đó lên chiến lược oánh nhau cho nó hợp lý.
Nhưng ở bài viết lần này, mình muốn nói đến một khía cạnh khác của “lợi thế cạnh tranh”.
Nếu bạn đã đọc đến đây – tức là bạn đã đọc hết những phần ở trên. Có thể bạn sẽ nhận thấy một điều: Làm được những gì mình vừa nói không hề đơn giản.
Và đúng là như thế.
Trên thực tế, có rất ít những người có đủ sự kiên trì và lỳ lợm để có thể làm được theo những gì mình nói ở trên.
Nó là tin buồn với những ai không đủ sự kiên trì, thích giàu nhanh, và là tin vui với những người còn lại.
Vì rất ít người có khả năng làm một việc trong 5 năm, nên nếu mình làm được, khả năng chiến thắng của mình rõ ràng sẽ rất cao – cao hơn rất nhiều so với việc làm giống với 99% mọi người đang làm. Nói gì thì nói, xét về xác suất thống kê, cửa thắng của mình đã cao hơn rất nhiều rồi.
Ngoài ra, mình tin rằng thời gian là một lợi thế cạnh tranh cực kỳ to lớn của cá nhân bọn mình – cũng như của những người có khả năng áp dụng những mindset trên.
Để đạt được những gì bọn mình đang làm, bọn mình mất rất nhiều thời gian và công sức – thì khả năng rất cao là đối thủ của mình cũng sẽ mất lượng thời gian tương đương để có thể bắt kịp những gì mà bọn mình đang có – đấy là nếu họ có đủ sự kiên trì để làm thế. Mà lúc đó thì bọn mình lại đang ở rất rất xa rồi.
Nên ở thời điểm hiện tại, ít khi bọn mình quan tâm thị trường có clone bọn mình hay không. Nếu họ clone mình mà bán được thì chứng tỏ họ siêu thật, vì mình tự bán còn lỗ (lợi nhuận của bọn mình chủ yếu đến từ tài sản, chứ Ads bọn mình lỗ chổng vó, bạn coi series #Zero To #Hero cũng đã thấy rồi). Mà siêu thế thì thôi phải xem xem họ siêu ở chỗ nào để học hỏi, chứ than thở cũng chả để làm gì :))
Với rất nhiều lợi thế cạnh tranh như vậy, bọn mình có thể thong thả phát triển, tập trung mang lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất tới khách hàng, mà chẳng cần quan tâm tới việc đối thủ của bọn mình ra sao.
Đấy cũng là lý do mà mình có thể thoải mái chia sẻ tất cả những gì mà bọn mình làm trên blog này cũng như trên email mà chẳng sợ bị clone vét đì hay gì đó tương tự.
Ở góc nhìn của mình, đây là con đường mà mình muốn đi. Thong thả, thanh thản và hạnh phúc.
Kết
Trên đây là 4 Mindset mà mình đã và đang áp dụng – và mình thấy nó khá phù hợp với bản thân mình. Thực ra vẫn còn nữa, nhưng thôi để ý tưởng cho Part 2, không dạo này cũng hơi bí content :))
Anyway, cảm ơn bạn đã lắng nghe mình nói đạo lý. Lâu lâu chắc sẽ có một bài như này để tổng hợp lại những mindset mà mình đúc rút được, vì chỉ có viết ra như này mình mới có cơ hội để concept hoá những gì mà mình trải nghiệm lại thành một concept đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.
Thấy thích thì share thấy hay thì share!
Cảm ơn a vì một bài viết hay ạ.
trước Lâm có publish store 64hydro. mình cũng học rất nhiều từ store đó. Nhưng thấy Lâm đang dừng k phát triển nữa. Không biết lý do Lâm k phát triển nữa là gì vậy?
Vì nó hết sứ mệnh của nó rồi anh
Thực sự những chia sẻ của anh đã làm thay đổi suy nghĩ của em về công việc hiện tại, cảm ơn anh nhiều
Ra tiếp series này đi Ad ơi, Ad không ra mình bỏ follow lam.work đó.