lam.work Telegram Channel Weekly Recap #4

Chào mừng anh em trở lại với Telegram Channel Weekly Recap – nơi mình tổng hợp lại những status (mà mình thấy) thú vị trong Telegram channel của mình hàng tuần.

Dưới đây là một vài status (mà mình thấy) thú vị trong tuần qua trên Telegram. Và nếu bạn đọc content trên lam.work mà thấy phù hợp, thì đừng quên tham gia Telegram để hóng thêm những nội dung mình chia sẻ hàng ngày 😉


10% revenue extra từ một hoạt động nào đó không mất tiền ads nghe có vẻ không nhiều. Nhưng nó tương ứng với khoảng 5% profit cộng thêm, và với các store hoạt động ở mức trung bình tốt, nó tương đương với 50% NET PROFIT.

Đừng bao giờ khinh thường những nguồn traffic đó, dù bạn thấy doanh số nghe có vẻ không cao (ví dụ như email campaign). Wo men bu yi yang…


Grow từ $0 lên $100k khó hơn rất nhiều so với việc từ $100k lên $200k. Có rất nhiều biến số có thể xảy ra, rất nhiều lý do có thể dẫn đến việc bạn build một cái store và chạy ads lỗ.

Nên với newbie, mình khuyên thật, nên đi làm thuê thay vì tự build một store từ zero. Bạn sẽ được chơi một game chế độ dễ hơn, build skills dễ hơn, và quan trọng nhất là bạn được trải nghiệm thực tế BẰNG TIỀN CỦA NGƯỜI KHÁC.

(Tâm lý khi đầu tư bằng tiền của mình cũng là một yếu tố quan trọng khi bạn build từ 0 lên 1. Nhưng cái đó thuộc hard mode).


Bạn muốn build một “e-Commerce brand grow bền vững”, bạn cần revenue bền vững.

Nên nếu toàn bộ revenue & profit của bạn phụ thuộc vào việc tìm ra vài cái camp win, thì nghe có vẻ…ko đc bền cho lắm.

Nên nếu bạn đã chơi cuộc chơi đó, hãy chấp nhận việc đó là một phần của cuộc chơi và optimize cấu trúc chi phí. Sao cho vào những đợt xấu trời, bạn có thể sống đủ lâu để “tìm ra camp win”.

P.S. Khuyên thật, không khịa.

P.P.S. Hoặc, bạn có thể bắt tay vào build business sao cho có thể kéo được những nguồn “revenue bền vững”. Và một trong những nguồn rev bền và predictable nhất, đó là returning revenue


Nếu bạn đã coi buổi Brand Builders #1, bạn sẽ biết một trong những yếu tố giúp business hiện tại của mình khá ổn định, đó là việc mình có rất nhiều lớp “phòng thủ” trong business, cũng như đa dạng dòng tiền.

Bản chất các lớp phòng thủ này đến từ việc tách biệt rõ các “lớp” revenue & chi phí (profit) – đâu là profit từ ecom, đâu là profit từ fulfillment, đâu là profit từ cash back, v.v…

Điều này giúp các bộ phận liên quan hiểu rõ mình đang làm tốt hay kém, thay vì chạy ads lãi mỏng dính, vẫn nghĩ là lãi nhưng thực tế lãi còn thua mình đi làm fulfillment.

Ngoài ra, việc đa dạng nhiều dòng tiền khác nhau cũng giúp business bền và ổn định hơn, giảm rủi ro cũng như tận dụng được các nguồn lực dư thừa.

Lớp phòng thủ của bạn càng dày, thì bạn càng “an yên” 🙂


Một nghịch lý của cái game ecom này, đó là bạn càng là newbie, thì chế độ chơi mà bạn phải chơi càng khó. Ngược lại, bạn càng làm lâu, có nhiều kỹ năng, nhiều mối quan hệ thì game bạn chơi càng easy.

Ví dụ, càng làm sâu, mình càng quan tâm nhiều đến lợi thế cạnh tranh về sản phẩm. Mình sẵn sàng dành ra nhiều thời gian hơn, chỉ để tìm & làm ra một sản phẩm mà ít đối thủ có thể nhảy vào được.

Nhưng khi một bạn newbie hỏi: “Làm thế nào để newbie cũng có thể làm được như vậy?”. Nói thật, việc mình làm sâu như vậy CHÍNH XÁC là để những bạn newbie không thể nhảy vào được 🥲

Nên, đôi khi, bạn phải chấp nhận rằng bạn đang chơi game ở chế độ KHÓ NHẤT. Nhưng khi bạn grow dần qua thời gian, game sẽ càng ngày càng dễ hơn. Và đến một ngày, bạn sẽ tận hưởng game một cách rất chill, và biết rằng không nhiều người có thể đơn thuần nhảy vào và cướp đi hết những gì bạn dày công xây dựng.


Ai cũng muốn tiết kiệm chi phí testing, làm sao tìm được “camp win” với chi phí thấp nhất. Nhưng đến khi camp test không spend (CBO/cost cap) thì lại tìm cách dí spend cho nó 🙄


Cuối cùng thì, build một e-Commerce store cũng chỉ quay về câu chuyện Traffic & Conversion.

Bạn có thể chạy ads, có thể làm reel & tiktok, có thể đi lê la các diễn đàn, group, v.v…làm gì cũng được. Miễn là bạn có thể kéo được những người quan tâm đến sản phẩm mà bạn bán về đến store.

Sau khi có traffic, bạn cần tìm cách để convert traffic này thành sales, bằng cách build cái store cho tử tế, show ra sản phẩm của bạn có gì đặc biệt, tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn. Bạn tìm cách lấy thông tin khách hàng, để có thể tiếp tục tương tác với khách hàng qua các kênh khác như email.

Và cả 2 thứ này sẽ hiệu quả hơn, nếu bạn có một sản phẩm tốt, bạn tập trung bán sản phẩm đó cho một đối tượng khách hàng cụ thể, và tìm mọi cách để kéo những khách hàng đó về store.

Đơn giản là như vậy thôi, và bạn sẽ build được một e-Commerce store có tính tích lũy qua thời gian.

Còn nếu bạn làm đủ trò con bò từ ads cho đến reel, tìm mọi cách spam để lấy traffic, store của bạn thì tả pí lù, bạn méo biết bạn bán cái gì cho ai, v.v…thì nó chỉ đơn thuần là “MMO” mà thôi.


Facebook Ads hiện tại đã và đang phát triển theo hướng tinh gọn rất nhiều thứ, dựa vào AI nhiều hơn và “dễ” để chạy có lời hơn rất nhiều so với ngày trước.

Nó đủ dễ để một business owner có thể tự chạy ads, chỉ bằng một setup rất cơ bản, sau đó họ có thể mặc kệ Facebook và dồn toàn bộ thời gian & sức lực để improve những phần khác của business. Và chỉ đơn giản như vậy thôi cũng có thể có lợi nhuận đều & ổn định từ Facebook Ads rồi.

Nên lời khuyên của mình với đa số anh em (đa phần có nền tảng về business khá tệ), đó là bớt tập trung vào Facebook, và dành thời gian để cải thiện business của mình. Tối ưu sản phẩm, tối ưu returning customers, AOV, v.v…và “tự nhiên” bạn sẽ thấy Facebook ngon hơn hẳn. Và làm những điều đó dễ hơn nhiều so với việc học & hiểu sâu về Facebook.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng kỹ năng về Facebook không còn quan trọng. Nó chỉ đơn giản nói lên rằng việc dành thời gian tối ưu cho business của bạn sẽ tạo ra impact lớn hơn so với việc tập trung tối ưu Facebook mà thôi.

Ngược lại, một khi business của bạn đã đủ tốt, thì việc hiểu sâu & có kỹ năng cứng về Facebook Ads sẽ giúp bạn đạt kết quả cao trong thời gian NGẮN HƠN, với nguồn lực THẤP HƠN NHIỀU.

Càng hiểu nhiều về Facebook Ads, mình càng thấy nó hay kinh khủng.

Luyên thuyên một tý trong bối cảnh mình vừa quay lại test scale bằng ABO cho một brand và đạt kết quả khá thú vị 🤣


Bạn sẽ thấy việc build một store sử dụng Facebook Ads thực ra khá đơn giản, nếu bạn set một campaign budget $100-$200 (tuỳ vốn), sau đó mặc kệ nó trong 2-3 tháng. Đừng đụng gì đến ngân sách, ngon không tăng, lởm không giảm.

Việc của bạn hàng ngày/hàng tuần là build creative mới dựa trên những data bạn thu được, build email marketing, optimize AOV, tối ưu trust, CR, v.v…

Giai đoạn đầu bạn sẽ không có sales, vì data ít, không có returning customers, store chưa được tối ưu, bạn chưa tìm được creative đánh trúng insight khách hàng.

Nhưng càng về sau, bạn sẽ thấy doanh số của bạn tăng dần. Pixel có data hơn, Facebook tìm đúng tệp hơn. Bạn biết được creative nào hiệu quả, và cần làm thêm sản phẩm/creative như thế nào. Bạn có khách hàng quay lại, có người giới thiệu sản phẩm của bạn cho bạn bè (nếu sản phẩm của bạn thực sự tốt).

Khi bạn nhìn theo góc độ đó, bạn sẽ thấy việc build một e-commerce brand grow túc tắc, profitable thực ra không quá khó. Cái khó đôi khi nằm ở việc kiểm soát cảm xúc của bạn khi lãi (đừng tham scale khi chưa vững), hay khi lỗ (mới lỗ vài ngày đã quắn đít lên).

Và đôi khi, bạn quá quan tâm vào output thay vì tập trung vào những input quan trọng.

Một vài suy nghĩ ngày mưa bão.


Framework để bạn giải quyết vấn đề đơn giản:

  1. Xác định bạn muốn cái gì. Liệt kê THẬT CHI TIẾT. Việc hiểu rõ mục tiêu và đặt đúng câu hỏi thường giúp bạn xử lý được khoảng 70% vấn đề rồi.
  2. List các action bạn có thể làm để giải quyết vấn đề đó. Nên nhớ, 1 mục tiêu thường có nhiều cách để đạt được.
  3. List hết ưu điểm & nhược điểm, rủi ro của từng lựa chọn. Việc này giúp bạn nhận thức rõ về từng option và so sánh các option với nhau.
  4. Chọn option mà bạn thấy phù hợp nhất sau khi cân đo đong đếm, hiểu rõ lựa chọn này sẽ có khả năng mang lại gì, và có khả năng khiến mình mất đi cái gì

Vậy thôi hehe.

Thời gian tới, có thể mình sẽ bắt đầu quay lại làm content cho email & blog. Vấn đề duy nhất của mình hiện tại là quỹ thời gian thôi, nhưng để xem mình có thể làm gì.

Trong thời gian đó, nếu bạn thấy những nội dung này thú vị, đừng quên tham gia Telegram để hóng trực tiếp những nội dung mới mỗi ngày của mình xoay quanh việc grow một e-Commerce Brand phát triển bền vững nhen.

Peace.

Leave a Comment