Phông Bạt 101 – Tuyển Tập Hướng Dẫn Xây Dựng Uy Tín Trong Mắt Khách Hàng

Trước khi trả lời câu hỏi: “Tại sao lại phải phông bạt”, mời anh em xem video này giải trí tý:

Fakebook Ads =))

Niềm tin của khách hàng chưa bao giờ xuống thấp như vậy khi mua hàng online – đặc biệt đối với những sản phẩm được quảng cáo qua Facebook Ads. Cá nhân mình khi mới bắt đầu chạy dự án #Zero To #Hero đã làm khá nhiều survey, cũng như đọc rất nhiều comment khách hàng. Rất nhiều feedback từ khách như sau:

Nói chung, sau gần chục năm bị lừa thì người dân nước Mỹ cũng cảnh giác hơn nhiều rồi. Khéo đợt tới dân Mỹ lại mua hàng qua COD ấy chứ =))

Lan man thế, để bạn thấy rằng nếu không xử lý tận gốc vấn đề về niềm tin cho khách hàng – sẽ rất khó để bạn có thể bán được hàng và tạo ra lợi nhuận – bất kể bạn có chạy Ads siêu hay sản phẩm xịn đến thế nào đi chăng nữa.

Vậy thì, làm thế nào để phông bạt, từ đó tạo dựng được uy tín và niềm tin trong mắt khách hàng? Làm thế nào để “gỡ” được quả bom nghi ngờ trong đầu khách hàng, để họ không còn thắc mắc “liệu thằng này có lừa mình không ta?”.

Toàn bộ những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết này 😉

Disclaimer một chút – bài này dành cho những ai có sản phẩm tốt, xịn, nhưng lại chưa được khách hàng tin tưởng. Chống chỉ định những ai cầm sản phẩm vớ vẩn đi scam khách hàng. Thực tế mình cũng khá phân vân khi viết bài này, nhưng thôi nó có ích cho đại đa số mọi người nên mình vẫn viết, hi vọng mọi người không vận dụng những cách trong bài này để làm mấy trò đồi trụy.

Quả Bom Niềm Tin Trong Đầu Khách Hàng

Trong quá trình mua hàng, khách hàng có rất nhiều “quả bom” thắc mắc cần được giải đáp và tháo gỡ. Mỗi quả bom tượng trưng cho một rào cản, một nghi ngại của khách hàng về sản phẩm – càng nhiều bom thì khả năng mua hàng của khách càng thấp.

Khách hàng có thể thắc mắc về size, về chất liệu sản phẩm, về việc sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của họ hay không, vân vân và mây mây…

Nhưng, một trong những quả bom lớn nhất hiện tại – chính là quả bom về niềm tin. Nói cách khác, là trả lời câu hỏi: “Liệu thằng này có lừa mình hay không?”

Tuy gọi chung là quả bom niềm tin, nhưng thực tế bên trong có rất nhiều quả bom nhỏ, với rất nhiều khúc mắc khác nhau.

Bằng việc hiểu rõ khách hàng đang nghi ngại điều gì, chúng ta có thể gỡ chính xác những quả bom đó một cách hiệu quả, thay vì cứ cắm đầu gỡ bom mà thực ra chẳng có chút hiệu quả nào (vì đấy không phải điều mà khách hàng thực sự lo ngại chẳng hạn).

Vậy thì, khách hàng thường có những nghi ngại nào về store? Sau nhiều survey, dưới đây là những nghi ngờ của khách hàng mà mình thu thập được qua những dự án của tụi mình:

  • Liệu tao có nhận được hàng không? Tất nhiên, đây là nỗi lo muôn thuở của anh chị em mua hàng qua Facebook Ads. Bị drop-non-ship nhiều quá mà :))
  • Chất lượng sản phẩm có tốt không? Thực tế sản phẩm chất lượng ra sao, cảm nhận khi trên tay như thế nào, chất liệu ra sao, dùng có sướng không, v.v…
  • Sản phẩm có giống quảng cáo không? Với POD, chúng ta sử dụng hình ảnh để quảng cáo rất nhiều – và rất nhiều lần khách từng nhận sản phẩm mà đ giống mockup một tý nào cả. Nên một trong những mối quan tâm lớn của khách – đó là thực tế sản phẩm trông như thế nào.
  • Store này ở đâu? Khách hàng thường dị ứng những sản phẩm được ship từ Trung Quốc (do trải nghiệm quá khứ tệ, hiển nhiên là vậy). Để gỡ được quả bom này, bạn cũng sẽ cần khéo léo hơn một chút :3
  • Thời gian ship như thế nào? Tuy không phải là một quả bom trực tiếp về niềm tin – nhưng nó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến độ Trust của khách hàng với store. Nếu thời gian ship của bạn nhanh (chỉ 5 – 7 ngày là nhận hàng chẳng hạn – nếu bạn Fulfill qua Dreamship), đây không phải vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu thời gian ship lâu mà không được xử lý khéo léo sẽ khiến khách hàng nghi ngờ “Liệu mình có nhận được hàng thật không”.
  • Chất lượng dịch vụ thế nào? Thường thì đây không phải mối quan tâm chính khi khách mua hàng qua Facebook, chỉ là phụ thôi, nhưng nếu bạn gỡ luôn được quả bom này thì khả năng khách hàng order sẽ càng cao thôi. Đã mất công làm thì làm cho trót :))

Về cơ bản, đây là những mối quan tâm chính của khách hàng về độ Trust của một store. Nếu bạn gỡ được hết các quả bom nhỏ nhỏ ở trên, khách hàng sẽ chỉ còn những thắc mắc liên quan đến sản phẩm – kiểu tính năng, giá thành, v.v…thay vì thắc mắc rằng thằng này có lừa mình hay không.

Một fact nhỏ nữa cho những ai quan tâm, đó là nếu độ Trust của bạn trong mắt khách hàng cao – khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm từ bạn với giá cao hơn so với những store khác (thậm chí là đắt hơn nhiều).

Tuy nhiên, nếu Trust của bạn trong mắt khách hàng thấp – giá của bạn phải cực kỳ rẻ – rẻ đến mức khách hàng chấp nhận rủi ro mất tiền để order thì họ mới sẵn sàng mua hàng. Mà thường thì rẻ như vậy bạn cũng chẳng lấy đâu ra lợi nhuận.

Trust – bản thân nó là một Giá Trị (Value), để từ đó cấu thành nên Giá Thành (Price) của sản phẩm. Hiểu được điều này sẽ giúp bạn tăng Profit lên nhiều đấy 😉

2 Yếu Tố Để Xây Dựng Trust

1. Trust Material

Để xây nhà, bạn cần có nguyên vật liệu tốt, thì nhà xây lên mới ngon. Tương tự, với xây dựng Trust, bạn cũng cần có đầy đủ nguyên vật liệu, cũng như nguyên vật liệu phải ngon lành thì thành phẩm build ra mới ổn áp.

Trước khi nói đến bất kỳ loại Material nào – phải clear rõ là sản phẩm của bạn phải ngon lành, xịn sò thì bạn mới có thể sử dụng nó để làm nguyên liệu tốt được. Nếu sản phẩm bạn bán thuộc Category “lương tâm” thì tốt nhất nên bỏ qua, vì bán lương tâm thì chẳng cần build trust làm gì cho mệt.

Khi sản phẩm xịn sò rồi, cá nhân mình recommend bạn nên order ít nhất 5 – 10 sản phẩm với design khác nhau về, thực tế thì order càng nhiều thì càng tốt. Sản phẩm mua về có thể dùng để chụp ảnh seeding, chụp ảnh để đăng social, quay video, v.v…có rất nhiều tác dụng và có thể tái sử dụng rất nhiều lần, trong thời gian dài, vì thế chi phí cho sản phẩm trông thế lại không hề đắt.

Nguyên liệu để xây dựng Trust có 4 loại chính, bao gồm:

  • Hình ảnh: 100% hình ảnh dùng để build trust nên là ảnh sản phẩm thật – tức là bạn cần order sản phẩm về tay để chụp. Tùy vào mục đích mà ảnh sản phẩm cần chụp long lanh (ví dụ up lên social) hoặc phèn phèn (kiểu seeding khách hàng tự chụp).
  • Video: Để giải quyết quả bom “sản phẩm thực tế trông như thế nào” – sử dụng video là một cách cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể quay video thực tế về sản phẩm (kiểu video Tóp Tóp ấy), hoặc video dạng unboxing/review (thuê người khác unboxing/review sản phẩm) cũng rất ổn áp.
  • Content: Tất nhiên, không thể thiếu Content – đặc biệt là Content để seeding. Cái này thì anh em bán hàng ở Việt Nam chẳng lạ gì, nhưng anh em Global thì hầu như chẳng làm bao giờ. Đúng là bán hàng ở Việt Nam vẫn đi trước thời đại :))
  • Customer Feedback: Tất cả những feedback tốt của khách hàng đều có giá trị – và đều nên được lưu lại ở kho nguyên liệu để sử dụng. Những feedback này bao gồm những đoạn chat khách hàng khen, những comment khách hàng nói đã nhận được hàng, hoặc những review trên Trustpilot chẳng hạn.

Từ những nguyên liệu này, chúng ta có thể bắt đầu “nấu” chúng lên, để bắt đầu xây dựng uy tín trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, chỉ nguyên liệu thôi là chưa đủ. Chúng ta còn cần tới yếu tố thứ 2, đó là…

2. Trust Delivery

Trong khoảng 1 – 2 năm vừa qua, mình thấy anh em bắt đầu để ý hơn về việc xây dựng Trust cho store – và hầu hết những nỗ lực xây dựng Trust này đều nằm ở việc…kéo review về Trustpilot.

Không phủ nhận tầm quan trọng của việc build một cái Trustpilot cho thật đẹp – nó giúp những khách hàng khi search review về Brand sẽ thấy ngay hàng nghìn reviews tốt của khách hàng – với kết quả Trustpilot hiện lên top 1 của kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên, đấy là với những khách hàng chịu search về Brand của bạn thôi.

1 tháng bạn có bao nhiêu lượt Brand Search?

Trong khi đó, 1 tháng Facebook Ads của bạn tiếp cận được đến bao nhiêu người? Bao nhiêu trong số đó không biết tý gì về sự tồn tại của những review tốt đó?

Mình đoán hầu hết khách hàng đều chẳng biết sự tồn tại của Trustpilot, chứ đừng nói là biết rằng những khách hàng khác khen Brand của bạn ra sao.

Có một sự thật, đó là toàn bộ những nguyên liệu mà bạn chuẩn bị ở trên (yes, kể cả Trustpilot – nằm trong phần Customer Feedback) đều là VÔ NGHĨA nếu nó không xuất hiện được trước mặt khách hàng.

Thậm chí, kể cả nó có xuất hiện trước mặt khách hàng, nó cũng là VÔ NGHĨA nếu nó không xuất hiện trước mặt khách hàng NHIỀU LẦN.

Fact!

Hãy thử nghĩ lại về những nỗ lực thể hiện rằng bạn không scam khách hàng – liệu có bao nhiêu % khách hàng đã đọc, đã hiểu, đã tin tưởng rằng bạn không scam họ?

Có lẽ là…không nhiều.

Đó là lý do, ngoài việc chuẩn bị nguyên liệu tốt, bạn cần hết sức tập trung vào việc làm sao để càng nhiều khách hàng thấy được những nguyên liệu đó (tất nhiên, đã được “nấu” theo những công thức ở dưới), và làm sao để họ thấy càng nhiều lần, càng nhiều món khác nhau càng tốt!

3 Công Thức Để Build Trust Ngon Lành

Recipe #1. Build Fanpage…đúng cách

Trước khi đọc tiếp, hãy thử tự review lại Fanpage mà bạn đang chạy Ads một chút.

Liệu bạn có đang chăm sóc nó một cách tử tế không, hay chỉ đơn giản page tạo ra chỉ để chạy Ads?

Nếu bạn đặt mình vào địa vị khách hàng, khi bạn truy cập vào Fanpage của bạn, bạn sẽ nghĩ gì trong đầu?

Đây là một store xịn sò, làm ăn tử tế, khách hàng thường xuyên khen ngợi, chủ store zui tính, v.v…

Hay, vào Fanpage chả có thông tin mẹ gì. Bài đăng gần nhất cách đây nửa năm, chẳng liên quan gì đến sản phẩm. Toàn bộ Fanpage chỉ có 2, 3 bài viết, trong đó có 1 bài là đổi cover, 1 bài là đổi avatar? Có mùi scam thoang thoảng đâu đây…?

Nào, dành ra 10s để tự kiểm điểm lại nào

10

9

..

Okay. Vấn đề là thế này. Khi bạn xây dựng nội dung trên Social Media, bạn có 2 mục tiêu chính. Tùy vào chiến lược mà bạn lựa chọn mục tiêu cho phù hợp, từ đó điều chỉnh cách làm:

  • Mục tiêu #1: Tìm kiếm khách hàng mới. Đây KHÔNG phải là mục tiêu của hầu hết chúng ta. Những doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới thông qua việc xây dựng Content trên Social – là những doanh nghiệp có khả năng tạo nội dung hấp dẫn, viral (ví dụ những bên làm content trên Tóp Tóp chẳng hạn), từ đó kéo được khách hàng mới về store. Bạn chỉ có khả năng chạy Ads thôi, mà cái đó là một lĩnh vực khác rồi.
  • Mục tiêu #2: Nuôi dưỡng Traffic cũ. Đây là mục tiêu chính của chúng ta. Bằng việc liên tục cập nhật nội dung mới, hình ảnh mới về sản phẩm, về những khách hàng cũ, về doanh nghiệp, chúng ta tạo cho khách hàng một ấn tượng rằng, Business của chúng ta làm ăn đàng hoàng, tử tế, từ đó tăng khả năng họ mua hàng. Ngoài ra, bằng việc đưa hình ảnh sản phẩm/Brand xuất hiện trước mặt khách hàng thường xuyên, bạn tăng khả năng họ nhớ về sản phẩm/Brand, và đến khi có nhu cầu, khách dễ có khả năng mua hàng của bạn hơn.

Tất nhiên, với một Fanpage bị bỏ hoang từ đời nào đến giờ, bạn chẳng có mục tiêu gì cả (vì thế nên nó mới bị bỏ hoang). Và đây là một sai lầm chết người nếu bạn muốn xây dựng một e-Commerce Brand bền vững.

Hãy hình dung Social Media như một kênh mà bạn có thể liên tục xuất hiện trước mặt khách hàng đã follow bạn với chi phí rẻ mạt. Bạn xuất hiện trước mặt họ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, với những hình ảnh sản phẩm khác nhau, video khác nhau được cập nhật liên tục.

Với những Traffic này, khả năng mua hàng của họ cao hơn rất nhiều so với những Traffic chỉ vào store của bạn qua 1 2 lần quảng cáo.

Có thể bạn không tin – nhưng với dự án #Zero To #Hero, hầu hết thời gian của mình cho dự án đều chỉ tập trung vào làm nội dung cho Social và Email, nhằm tối đa hóa điểm chạm giữa Brand và Traffic cũ.

Nhờ vậy, mình có thể Grow dự án từ con số 0 lên mức lợi nhuận $3k/tháng chỉ sau hơn 2 tháng phát triển (và vẫn còn tiếp tục tăng trưởng).

Đó chính là sức mạnh của Social Media trong việc nuôi dưỡng Traffic cũ.

Câu hỏi tiếp theo là, build Fanpage như thế nào cho đúng?

1. Số lượng.

Có một câu nói mà mình rất thích, đó là:

Extraordinary accomplishments come from doing ordinary things for extraordinary periods of time.

Những thành tựu phi thường tới từ việc làm những thứ bình thường, trong một khoảng thời gian phi thường.

Alex Hormozi

Việc đăng content lên Social Media HÀNG NGÀY là một việc bình thường như vậy.

Chỉ khác là, bạn có đủ sự kiên trì để làm nó trong một thời gian ĐỦ DÀI, bất chấp rằng việc đó có thể không ra kết quả ngay lập tức hay không.

Với mình, việc chăm sóc Social Media cho Brand là một việc đủ quan trọng như vậy. Nguyên tắc rất đơn giản – mỗi ngày ÍT NHẤT một post trên Fanpage. Không lý do lý trấu. Không xàm l.

1 post/ngày. Nếu chỉ như vậy mà bạn còn không làm được, thì tốt nhất là nghỉ làm e-Commerce đi cho rồi.

Tất nhiên, ngoài số lượng ra thì còn vấn đề về…

2. Chất lượng.

Khâu hình ảnh rất được các Brand lớn chăm chút khi làm Social

Mỗi một Social Network sẽ có một luật chơi khác nhau về chất lượng (và cả số lượng nữa). Khách hàng của mình thì vẫn tập trung chủ yếu vào Facebook, nên phần này sẽ customize riêng cho Facebook nhé.

Nên nhớ, mục tiêu của chúng ta là nuôi dưỡng Traffic cũ, nên Traffic chúng ta kiếm về ở đâu thì chúng ta build Social Media ở đó. Traffic chủ yếu từ Tóp Tóp thì bạn tập trung build kênh cho ngon là đủ, chứ cũng chẳng cần lan man sang các kênh khác làm gì (trừ khi doanh số của bạn đủ lớn, cần scale ra multi channel)

Với Facebook, yếu tố quan trọng nhất trong một bài post Social mà bạn cần quan tâm, đó là hình ảnh.

Mục tiêu của chúng ta là đập đi đập lại hình ảnh về sản phẩm mà chúng ta đang bán vào mặt khách – với những design khác nhau, bối cảnh khác nhau, content khác nhau, v.v…Nên nếu khâu hình ảnh bạn làm qua loa, thậm chí làm xấu – đồng nghĩa bạn đang tự bôi tro trát trấu lên chính Brand của bạn.

Ngược lại, nếu khâu hình ảnh bạn làm ngon lành, khách sẽ liên tục thấy những post mới về sản phẩm của bạn ở đủ mọi góc độ, đủ các background, đủ các loại design cả mới lẫn cũ.

Kèm với đó là rất nhiều loại content khác nhau xung quanh sản phẩm đó – có thể là mô tả về design, có thể là lý do tại sao bạn design ra sản phẩm này, có thể là một câu chuyện nào đó về khách hàng từng mua sản phẩm/design này. Vân vân và mây mây.

Làm được như vậy, độ Trust của Brand trong mắt khách sẽ được boost lên bội phần. Tất nhiên, sales cũng sẽ tăng theo.

Thông thường, trên Social mình chỉ post những loại Content sau đây:

  • Content về sản phẩm (hình ảnh sản phẩm).
  • Feedback khách hàng
  • Blog post (nếu có)
  • Video (unboxing, review…)
  • Lại là content về sản phẩm.
  • Hết.

3. Delivery

Tất nhiên, không thể không nói tới việc Delivery những nội dung mà bạn post lên Social Media như thế nào cho đúng.

Thông thường, mọi người chỉ post content lên social và trông chờ vào Organic Reach. Tuy nhiên, với tình cảnh Facebook bóp reach của Fanpage như hiện nay, việc chờ Organic Reach chẳng khác nào há miệng chờ sung.

Cá nhân mình thì lựa chọn cách khác.

Với mục tiêu là nuôi dưỡng Traffic cũ – tất cả các Post trên Fanpage của mình đều được set retargeting tới khách hàng cũ của mình, bao gồm những tệp sau đây:

  • Những người tương tác với Fanpage trong vòng 90 days.
  • Những người trong Email List (sync từ Klaviyo sang)

Cấu hình cho Ads của mình cũng rất đơn giản:

  • Campaign Objective: Engagement
  • Conversion: View Content
  • Budget Type: Lifetime Budget – thường mình chạy trong 7 ngày.
  • Budget: Tùy vào tổng ngân sách. Thường thì mình dành 7 – 10% tổng ngân sách cho việc Engagement Retargeting.

Bằng việc Retargeting, mình có thể liên tục đưa nội dung mới xuất hiện trước mặt khách hàng (lưu ý, nội dung nên MỚI nhé, đó là lý do mỗi post chỉ chạy trong 7 ngày), từ đó giúp khách hàng thấy được nhiều sản phẩm khác nhau, nhiều nội dung khác nhau, nhiều Feedback khách hàng khác nhau, từ đó tăng Trust, cũng như giúp tăng sự thích thú của khách hàng đối với sản phẩm.

Với những ai đã và đang chạy DPA Retargeting nhưng chưa có hiệu quả, hãy thử dành 7 – 10% ngân sách cho việc engage khách hàng cũ – đảm bảo hiệu quả cho camp Retargeting của bạn sẽ tăng đáng kể 😉

Kiểu như thế này

Recipe #2 – Fanpage Comment

Một trong những phương pháp Trust Delivery mình thấy cực kỳ hiệu quả khi làm Facebook, đó là sử dụng chính Fanpage để Comment.

Thông thường, khách hàng rất hay có thói quen đọc comment trước khi mua hàng. Khách hàng Mẽo cũng không ngoại lệ. Comment là nơi bạn có thể check xem đã từng có ai mua hàng chưa, đã có ai chửi Brand chưa, liệu có nhiều khách hàng hài lòng với sản phẩm hay không, v.v…

Nếu bạn không chủ đích điều hướng mà để phần Comment này grow tự nhiên, nhiều khi sẽ có vài ông ất ơ Comment kiểu “Tao không bao giờ mua hàng trên Facebook” nổi lên trên cùng. Và nhiều khi, chỉ vài comment như vậy là đủ để “dập tắt” ý muốn mua hàng của khách hàng.

Bạn có thể liên tục follow để ẩn comment, nhưng đây không phải cách hay.

Với Facebook hiện tại – mặc định các Comment từ Fanpage thường sẽ được đẩy lên trên cùng (với tùy chọn Most Relevant khi đọc comment – thường là tùy chọn mặc định).

Đó là lý do, bạn có thể sử dụng Fanpage chính để Comment những Feedback tốt của khách hàng từ đủ các nguồn khác nhau – bất cứ chỗ nào khách khen bạn thì bạn chụp lại/record lại, sau đó comment trên TẤT CẢ các post chạy Ads của bạn.

Mỗi post, bạn chỉ cần post khoảng 4 – 6 comments – vậy là đủ để mỗi khi khách hàng muốn đọc comment, họ phải lướt qua hết comment của bạn, sau đó bấm “View more” thì mới có thể đọc tiếp. Và tất nhiên, khi họ đọc comment của bạn, họ sẽ thấy là có nhiều người khác cũng đã order và rất là happy về sản phẩm.

Thường thì mình sẽ post Comment mấy loại Feedback sau:

  • Chụp ảnh đoạn Chat với khách hàng – trong đó khách hàng có khen sản phẩm. Kiểu này anh em Đông Lào xài nhiều.
  • Ảnh chụp comment của khách – khen sản phẩm.
  • Ảnh chụp review từ Trustpilot, có thể là review cụ thể, có thể là chụp phần Rating (kiểu 10k reviews 5 sao).
  • Video unboxing/review. Có video là phải phang hết lên ngay – khách hàng khi coi sẽ thấy người khác đã nhận hàng, hàng cũng đẹp như hình => Uy tín.

Vậy là đủ để build up thêm một chút niềm tin từ khách hàng. Niềm tin ban đầu càng vững chắc thì họ càng khó bị lung lay bởi những comment khác hơn.

Nhưng nếu họ vẫn lung lay thì sao?

Recipe #3 – Seeding Thần Chưởng

Cách này thì anh em Đông Lào dùng nhiều, nhưng anh em Global có vẻ lười dùng :))

Seeding là một trò hơi Gray Hat một tý, nhưng hiệu quả mang lại thì miễn chê. Nó có tác dụng rất tốt trong việc gỡ bom – chủ yếu là do tính “khách quan” mà nó mang lại.

Cùng một thông tin – rõ ràng khách sẽ tin thông tin từ mồm một khách hàng khác nhiều hơn là từ mồm thằng Brand nói về chính nó.

Với những Comment mang tính thắc mắc về Brand/sản phẩm – bạn có thể lấy một Nick khác (tất nhiên là style Mẽo – cá nhân mình hay dùng Page Profile cho dễ) để trả lời. Tất nhiên nội dung cần phải theo hướng “trải nghiệm cá nhân”, chứ đừng trả lời theo kiểu Brand trả lời khách hàng.

Với những Comment mang tính tiêu cực, chửi bới Brand, bạn cũng có thể lấy Nick khác để vào đồng cảm, kiểu “Mày đen thế. Cá nhân tao lại có trải nghiệm rất ok với bọn này, tao nhận hàng trong có 2 tuần à”. Những khách hàng khác khi đọc được sẽ thấy rằng, chỉ có vài khách hàng xui xui thì nhận hàng chậm, chứ đa phần trải nghiệm là ok.

Với những post mới, chưa có ai hỏi, chưa ai chửi, bạn có thể làm 2 cách sau:

  • Tự khen. Hơi bựa một tý, nhưng bạn có thể dùng Nick khác vào tự khen sản phẩm của mình – kiểu tao đã order và nhận hàng, nó rất là oke. Sẽ tốt hơn nếu bạn có ảnh chụp sản phẩm thật – chụp phèn phèn thôi cho nó giống khách chụp.
  • Tự tạo conversation. Thay vì chờ có người hỏi, bạn có thể…tự vào hỏi cho nhanh. Sau đó lấy vài nick khác ra trả lời là được :))

Lưu ý một tý, thời gian trả lời nên giãn ra chứ đừng 2 nick chat với nhau trong vài phút – nhìn rất là phake.

Thông thường, với 3 Recipes trên là đủ để bạn đảm bảo rằng sẽ có rất nhiều người trên Social thấy được các Trust Signals mà bạn tạo ra, từ đó tối ưu hóa được Trust. Tuy nhiên, còn một nơi rất quan trọng mà bạn chưa để ý, đó là…Product Page.

Cụ thể chúng ta cần làm gì, để Product Page trông uy tín hơn, mang lại chuyển đổi tốt hơn?

Có một cách rất đơn giản để xây dựng một con Product Page ngon lành, ai nhìn cũng Trust. Đó là…

.

.

.

.

Bài này dài rồi, nên dừng ở đây thôi. Nếu anh em có nhu cầu thì comment, mình sẽ viết tiếp series Phông Bạt #101 này :3

Kết

Nói gì thì nói, sau gần 10 năm được người dân Đông Lào training khá kỹ, người dân Mỹ đã học được rất nhiều bài học về niềm tin. Nếu bạn vẫn chỉ làm POD dưới góc độ tập trung vào làm Ideas & Design, sau đó vã Ads mà bỏ qua hết những “quả bom” mà khách hàng đang mang trong đầu – đặc biệt là quả bom về niềm tin – thì lúc đó chắc bạn vẫn còn chật vật.

Bài viết này chắc cũng là bài cuối cùng của năm 2022. Bài viết tuần sau sẽ được release vào mùng 3 Tết – vẫn là thứ 3 như thường lệ. Chúc anh em một năm mới thật nhiều xèng và nhiều sức khỏe hihi :3

4 thoughts on “Phông Bạt 101 – Tuyển Tập Hướng Dẫn Xây Dựng Uy Tín Trong Mắt Khách Hàng”

  1. Chào a Lâm
    Cám ơn những kiến thức rất rất bổ ích a chia sẻ
    Qua bài viết này thì e có 1 thắc mắc là nên bảo quản tài sản Fanpage như thế nào, khi chúng ta bỏ rất nhiều công sức để post content, tương tác,… với khách xong 1 ngày Page bỗng dưng lăn đùng ra die :3

    Reply
  2. Hóng anh chia sẻ cách set up store shopify + product page để tăng độ trust cho khách hàng ạ, em newbie vẫn còn thắc mắc nhiều về công đoạn này. Thanks for sharing <3

    Reply

Leave a Comment