Shopify 101 – Apps – Part 1

Dạo này có khá nhiều người hỏi mình về việc mình hay sử dụng app nào trên Shopify, hay một store mới thì nên sử dụng những app nào. Trả lời từng email thì mệt quá nên mình viết bài này, hi vọng là sẽ giúp anh em nhìn được một cái nhìn tổng quan về thị trường Apps trên Shopify, cũng như nắm được nên cài app gì để phù hợp với nhu cầu store của mình.

Shopify Apps là cái gì?

Khi bạn sử dụng Shopify, bạn sẽ được cung cấp một nền tảng giúp bạn tạo dựng một e-Commerce Website, kèm theo đó là khá nhiều chức năng xịn sò để giúp công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, Shopify không thể thỏa mãn nhu cầu của hàng triệu users được – mỗi người lại có nhu cầu về một tính năng khác nhau. Có người thì cần tính năng về Membership, có người chả cần. Có người cần thêm tính năng giúp khách hàng tracking order dễ dàng hơn, có người lại thấy tính năng đó thật vớ vẩn.

Nếu làm tất cả mọi thứ, store của bạn sẽ có rất nhiều tính năng dư thừa, khiến store chậm và khó sử dụng hơn rất nhiều.

Đó là lý do Shopify được thiết kế để nhiều nhà phát triển có thể tự build tính năng của riêng họ, sau đó những Merchant cần tính năng đó có thể tự cài đặt tính năng một cách rất đơn giản thông qua Shopify Apps. Bạn hình dung nó tương tự như cài Apps trên điện thoại í, chỉ khác là trên Shopify – với mục đích update thêm các tính năng cần thiết cho store của bạn thôi.

Shopify Apps cũng chính là một trong những lợi thế cạnh tranh vượt trội của Shopify so với các nền tảng khác. Với gần 10k Apps trên Shopify – hầu như không có tính năng nào bạn cần mà chưa có một Shopify App nào cung cấp tính năng đó.

Ngược lại, nếu bạn sử dụng các nền tảng khác – với đội Developer cây nhà lá vườn – lượng tính năng mà bạn có thể sử dụng cũng cực kỳ hạn chế – muốn có thì phải chờ đội Dev code (mà chưa chắc họ đã làm).

Đây là lý do mình vẫn khuyến khích anh em nên tập dùng Shopify ngay từ đầu – dù có khó hơn một chút nhưng cực kỳ thuận tiện để phát triển về sau – đỡ phải thay đổi nền tảng (khá là phiền phức).

Shopify Apps tốn tiền nhiều không?

Một trong những “bí ẩn” mà anh em hay ngại khi dùng Shopify, đó là sử dụng Shopify sẽ tốn khá nhiều chi phí cho Apps.

Thực ra, nó cũng vừa đúng mà vừa sai :))

Đúng – là vì nếu bạn có ngân sách, thuộc hệ xài Apps sang (giống mình 😢 chết vì thích dùng đồ xịn), thì sẽ có những Apps ngốn của bạn từ vài chục cho tới cả trăm đồng mỗi tháng.

Tuy nhiên, nếu bạn tiết kiệm – cũng như nhu cầu không nhiều – bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chi phí Apps xuống dưới $100/tháng – với mỗi Apps trung bình chỉ tầm $10 – $15/tháng mà thôi.

Như mình đã nói ở trên, hiện tại Shopify có gần 10k Apps – mỗi tính năng mà bạn cần đều có tới vài chục Apps cho bạn lựa chọn. Sẽ có những Apps lâu đời, có khách hàng trung thành, tính năng xịn sò thì giá sẽ cao. Ngược lại, sẽ có những App rẻ hơn (nhưng không có nghĩa là lởm hơn đâu nhé), phù hợp với túi tiền của bạn hơn. Tất cả là do bạn tìm và lựa chọn App phù hợp với nhu cầu của mình thôi.

Một Store Shopify thì nên cài những Apps nào?

Thề, đây là câu nhiều người hay email hỏi mình vđ :))

Câu trả lời là…mình chịu :))

Cá nhân mình nghĩ, nếu bạn đang hỏi câu này, tức là bạn đang đi khá là…ngược.

Lý do là vì, mỗi store đều có những con đường phát triển, những nhu cầu hết sức khác nhau.

Có store thì cần tính năng này, có store lại cần một tính năng khác hẳn.

Ví dụ, có những store sẽ cần setup một Membership Program – lúc này họ sẽ phải đi kiếm những Apps hỗ trợ họ làm việc này.

Tuy nhiên, đấy là với những store đã có lượng khách hàng ổn định sẵn, và muốn tối ưu trải nghiệm khách hàng, tăng returning customers.

Còn nếu bạn là một store mới tinh, việc cài một Apps về Membership Program sẽ chỉ tổ tốn tiền và chẳng giải quyết được vấn đề gì cả.

Đó là lý do – bạn cần xác định rõ nhu cầu hiện tại của store mình là gì trước. Thị trường Apps Shopify vốn rất…hấp dẫn – Apps nào nghe cũng có vẻ hay ho và cần thiết, nhưng thực tế là bạn chẳng cần nhiều tính năng đến vậy đâu.

Cài nhiều mà không tối ưu thì chỉ tổ nặng store chứ chẳng giải quyết được vấn đề gì cả.

Sau khi xác định nhu cầu, lúc này bạn mới nên đi tìm xem có những Apps nào phù hợp với nhu cầu cũng như túi tiền của bản thân, từ đó lựa chọn ra những Apps thực sự cần thiết.

Bài viết này sẽ list ra những tính năng mà bọn mình đang sử dụng cho những dự án của tụi mình, kèm theo đó là một vài recommendations về Apps cho mỗi tính năng. Hi vọng là sẽ giúp bạn đỡ lạc lối trong ma trận Shopify Apps đầy cám dỗ này :))

Đầu tiên, với bọn mình, một trong những app mà bọn mình sẽ cài đầu tiên khi setup một store POD – đó là…

Personalized Apps

Tại hầu hết store bọn mình làm đều là Personalized :)) Nên phải cài app này đầu tiên để anh em còn up sản phẩm 🤣

App dạng Personalized/Customized trên thị trường Shopify Apps hiện nay có khá nhiều – chủ yếu chia thành 2 dạng:

  • Hỗ trợ render thiết kế Personalized tự động – ví dụ như Customily, Teeinblue, v.v..
  • Chỉ hỗ trợ khách hàng điền field Personalized. Sau khi order thì anh em tự mở Photoshop lên mà tạo thiết kế :))

Với loại thứ 2, cá nhân mình thì không dùng (tại loại 1 tiện hơn nhiều – mình cũng recommend anh em nên xài loại 1). Bù lại, những Apps dạng 2 có giá rẻ hơn rất nhiều so với loại 1 (mặc dù mình vẫn nghĩ chi phí bạn tiết kiệm được chẳng đáng bao nhiêu so với thời gian công sức bạn phải bỏ ra đi làm thiết kế – trừ khi bạn có công cụ hỗ trợ khác ở ngoài)

Nếu bạn có nhu cầu với những Apps loại 2, đây là con Apps mà mình thấy nhiều store mình biết cũng đang sử dụng:

  • Variant Option Product Options – ngon bổ rẻ. Hỗ trợ nhiều loại Personalized (up tên, ảnh, v.v…). Quan trọng nhất, là nó có option để bạn charge tiền cho mỗi loại Personalized đó :)) Tăng AOV – CR khá tốt đó nhen.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng tính năng charge tiền cho mỗi option Personalized của App này – có một nhược điểm nhỏ mà mình không thích lắm – đó là nó sử dụng tính năng Draft Order của Shopify để charge thêm tiền khi khách hàng Personalized – nên khách hàng sẽ không điền được coupon trong checkout như thường lệ.

Ví dụ nè – không có ô điền coupon luôn

Đó là lý do mà nếu bạn sử dụng app này, bạn sẽ cần thêm một App khác để hỗ trợ điền Coupon trong Cart Page – kiểu như thế này:

Với những Apps loại 1 – cái này chắc chẳng cần recommend nhiều – vì anh em chắc đã quá quen thuộc với Customily và Teeinblue rồi.

Về cấu trúc giá thì 2 con apps này đều thuộc style Monthly Fee + Usage Fee, nhưng có hơi khác nhau một tý. Với Customily – chỉ có một Monthly Fee duy nhất – đó là $49/tháng, kèm theo đó là fixed cost theo số lượng Order.

Lưu ý, Customily khá bựa ở chỗ, thay vì tính chi phí dựa trên tổng số lượng order mỗi tháng, Customily chọn cách tính theo bước giá. Tức là 100 order đầu tiên lúc nào giá cũng là $1/order, bất kể tháng đó bạn bán được 10k hay 100k orders đi chăng nữa.

Nên là, chỉ cần bạn bán được >100 orders/tháng qua Customily (khá dễ) – thì chi phí hàng tháng cho Customily của bạn đã là $149/tháng trở lên rồi, chứ không phải $49/tháng đâu :)) Nếu sản phẩm bạn bán thuộc dạng giá thấp – kiểu $25/item thì chi phí này cũng ngốn của bạn kha khá đó nhen.

Với Founder là người Việt Nam (theo như mình biết là vậy), Teeinblue có cơ chế tính giá nhân đạo hơn khá nhiều – mình nghĩ là phù hợp với số đông anh em hơn so với Customily – khi có nhiều Monthly Plan khác nhau – cũng như chi phí Usage Fee tính theo phần trăm chứ không phải cố định.

Với cơ chế giá như vầy, nếu bạn mới bắt đầu thì Teeinblue sẽ có giá “mềm” hơn khá nhiều – với gói thấp nhất bắt đầu từ $19/tháng. Ngoài ra, chi phí cố định này ĐÃ BAO GỒM 50/350/1,000 order đầu tiên – tức là nếu bạn chọn gói $59/tháng – thì nếu 1 tháng bạn có 350 đơn, chi phí 1 tháng của bạn chỉ là $59 – rẻ hơn rất nhiều so với cùng số đơn tương tự bên Customily là $274.

Tất nhiên, cái gì cũng có nhược điểm của nó. Teeinblue hiện tại không có tính năng charge extra price khi khách hàng sử dụng tính năng Personalize – trong khi Customily thì có.

Đây là tính năng khá là…ăn tiền đối với tụi mình – mình sử dụng nó khá nhiều và số tiền thu được thì cũng…nhiều luôn. Đó là lý do mình vẫn phải sử dụng Customily dù giá đắt vãi chưởng 😢. Hi vọng Teeinblue đọc được bài viết này và cập nhật tính năng sớm hiuhiu.

Pixel Tracking Apps

Nếu bạn đã và đang chạy Paid Traffic – một trong những Apps bắt buộc bạn phải cài khi setup store Shopify – đó là Apps về Pixel Tracking.

Trên thị trường có rất nhiều Apps liên quan đến Pixel Tracking – nó cũng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn nữa. Thông thường thì sẽ có mấy nhu cầu Tracking chính như:

  • Facebook Pixel.
  • Google Ads Conversion
  • Google Analytics
  • Tiktok Pixel
  • Vân vân mây mây

Đa số các Apps trên Shopify hiện nay chỉ hỗ trợ 1 hoặc 2 nền tảng – hiếm có Apps nào mà hỗ trợ đa nền tảng được. Ví dụ sẽ có những Apps chỉ hỗ trợ cài đặt Facebook Pixel, hoặc chỉ hỗ trợ cài Tiktok Pixel chẳng hạn.

Bù lại, những Apps này sẽ có giá thành khá rẻ – và làm khá tốt nhiệm vụ của nó. Một vài ví dụ về những Apps này mà bạn có thể cân nhắc như:

Cá nhân mình thì không xài mấy option này, mà tụi mình chọn một giải pháp khác – đó là sử dụng Elevar – Conversion Tracking App dựa trên nền tảng Google Tag Manager.

App này thì nó có một cái hay, đó là thay vì phải cài rất nhiều Apps để Tracking, bạn chỉ cần cài một App này – nó giúp bạn quản lý cả Facebook Pixel, Tiktok Pixel, GA4, Google Ads Conversion, v.v…cực kỳ thuận tiện.

Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ bạn Tracking chi tiết hành vi khách hàng trên store thông qua Google Tag Manager – giúp bạn biết chính xác khách hàng đang làm gì trên store mà không cần một công cụ nào khác.

Ví dụ, bạn có thể biết được bao nhiêu khách hàng đã nhìn thấy section Reviews – bao nhiêu khách hàng quyết định mua hàng sau khi nhìn thấy phần này – sự khác biệt giữa khách hàng đã đọc Reviews và chưa đọc Reviews là như thế nào, vân vân và mây mây. Những data này cực kỳ có ích cho mình khi tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

Tuy nhiên, nhược điểm của App này là nó đắt vl =)) 2023 mới update giá lại càng đắt =))

Nói chung đa phần anh em cũng không cần thiết phải xài Elevar. Mình xài vì quen rồi là chính 😢

Lưu Ý: App này chống chỉ định cho anh em newbie, vì nó làm được cực kỳ nhiều thứ nhưng setup cũng khá là lằng nhằng :)) Bạn phải hiểu về Google Tag Manager mới có thể setup trơn tru được, nên nếu chưa có kinh nghiệm nhiều thì cứ mấy Apps phía trên mà phang nhen.

Order Tracking Apps

Khi bạn ship hàng cho khách – bạn sẽ có một mã vận đơn (Tracking Number) để gửi cho khách hàng.

Với mã vận đơn đó, để tracking đơn hàng, khách hàng sẽ phải truy cập vào Website của đơn vị vận chuyển – hoặc vô mấy trang kiểu 17track.net (đa phần khách cũng chẳng biết mấy trang như thế này).

Ngoài ra, bạn cũng khó lòng kiểm soát tình trạng tracking, cũng như không thể gửi email cho khách hàng để cập nhật tình trạng track – nếu không sử dụng một App thứ ba.

Đó là lý do, để cải thiện trải nghiệm khách hàng, bạn nên cài một App dạng Order Tracking – khách chỉ cần truy cập một Tracking Page trên store của bạn – điền Tracking Number hoặc Email & Order Number – là có thể biết được tình trạng đơn hàng đang như thế nào.

Ngoài ra, để có thể gửi email cho khách hàng một cách thuận tiện – thông báo về tình trạng Tracking cũng như có thể xin review/feedback của khách khi hàng Delivered (giảm khả năng gửi email xin review lúc khách chưa nhận hàng), Order Tracking App rất nên có khả năng kết nối với Klaviyo để có thể tạo Flows tương ứng với tình trạng Tracking.

Trên thị trường hiện tại có khá nhiều Apps có thể hỗ trợ bạn làm việc này – trong đó mình biết vài cái tên chính – bao gồm 17Track, TrackingMore AfterShip.

Ngày xưa thì AfterShip là một trong những App hiếm hoi có khả năng connect với Klaviyo. Tuy nhiên hiện tại thì TrackingMore cũng đã có khả năng tương tự – với giá rẻ hơn rất rất là nhiều. 17Track thì mình không xài nên không rõ :)) nhưng research qua thì có vẻ không connect được với Klaviyo thì phải.

Cả 3 app trên đều có cơ chế tính tiền theo Shipment:

  • AfterShip: Trung bình khoảng $0.05/shipment với gói Pro, và $0.11/shipment với gói Premium.
  • TrackingMore: Trung bình khoảng $0.025/shipment.
  • 17Track: Cũng khoảng $0.025/shipment, nhưng lại không connect được Klaviyo :))

Cá nhân mình thì đang dùng TrackingMore – đáp ứng đủ 3 tiêu chí ngon bổ rẻ :)) Giao diện Tracking Page của TrackingMore cũng tạm được, đủ xài.

Product Feed Apps

Nếu bạn đang chạy Google Shopping, hoặc đang chạy Catalog bên Facebook – thì việc có một App quản lý Product Feed là điều hiển nhiên phải làm.

Nếu nhu cầu của bạn chỉ đơn giản là export Feed ra, sau đó ném thẳng lên Google Merchant Center/Facebook Catalog – thì có lẽ không có gì phải bàn. Có khá nhiều Apps có thể làm được điều đó, cái mà bọn mình đang dùng là Awesome Facebook Product Feed – $14/tháng với 500 sản phẩm, $24/tháng với 2,000 sản phẩm, v.v..

Tuy nhiên, với mình (và nhiều anh em) thì mình nghĩ nhu cầu về quản lý Feed của mình cao hơn vậy rất nhiều.

Một trong những nhu cầu của mình, đó là App cần có khả năng thao túng Feed tốt – có thể custom mọi Data trong Feed theo rất nhiều các loại rule mà mình muốn, để từ đó có thể tối ưu Feed nhất cho Google/Facebook.

Cái này, khó có App nào trên Shopify làm được ở thời điểm hiện tại.

Đó là lý do, mình sử dụng một ứng dụng thứ ba – có tên là Channable. Nếu bạn có nhu cầu thao túng Feed ở mức độ mạnh – thì app này có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của bạn – với một tốc độ không tưởng (mình chưa tìm được con app nào khác có khả năng như vầy luôn).

Mình đã từng xử lý những cái Feed với số lượng Item tầm 200k Items – Channable xử lý cực kỳ mượt – với rất nhiều Rule phức tạp khác nhau. Tất nhiên bạn có thể không cần nhiều Item đến mức đấy – mình hiện tại cũng không có store nào nhiều Items như vậy.

Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu xử lý Feed, bạn có thể cân nhắc đến option này – đó là sử dụng một Apps trên Shopify để export Feed – xong cắm Feed đó vào Channable để xử lý. Đầu ra sẽ là một cái Feed đã được xử lý toàn bộ thông tin, đảm bảo mượt mà cho Google/Facebook đọc.

Tất nhiên cái này là Advanced thôi, newbie thì khỏi cần care, cứ xài một cái Product Feed Apps như trên là okie rùi.

Product Review Apps

Một trong những Apps tương đối quan trọng mà store nào cũng nên có – đó là Product Review Apps.

Hãy nhớ, một trong những lý do chính khiến khách hàng không mua hàng – đó là họ không tin rằng bạn sẽ ship hàng cho họ, đặc biệt là nếu họ biết tới bạn qua Facebook Ads 🤣

Đó là lý do chúng ta cần làm mọi cách có thể để củng cố niềm tin cho khách hàng. Sử dụng Product Review Apps đúng cách là một trong những cách như vậy.

Một trong những yếu tố quan trọng của Product Review – đó là Media. Một review sẽ có tác dụng boost độ tin tưởng của khách hàng lên rất tốt – nếu và chỉ nếu nó có gắn kèm với Media như ảnh/video. Đó là lý do khi chọn App – bạn nên ưu tiên những App nào giúp thể hiện ảnh/video tốt nhất.

Ngoài ra, một số Product Review Apps còn giúp bạn add được rating lên Google Shopping (nếu bạn chạy GGSP), cũng như giúp khách hàng khi search store/sản phẩm của bạn cũng thấy được Rating của bạn trên kết quả tìm kiếm, kiểu như vầy:

Thị trường Product Review Apps tương đối sôi động và nhiều lựa chọn – cá nhân mình thì mới sử dụng qua 2 thằng thôi:

  • Loox.io – App review đi tiên phong trong layout dạng Photo Grid (chả biết gọi tên như nào :))) Sau Loox thì có một số app cũng clone layout tương tự. Hàng Mỹ Tho nên giá đắt vđ – $300/tháng cho gói Unlimited – gói thấp hơn thì $35/tháng cho mỗi 300 review requests – mặn vl.
  • Judge.me – Vẫn là hàng Đông Lào chất lượng cao – chỉ với $15/tháng cho unlimited requests – bạn có đầy đủ các tính năng cần thiết (thậm chí thừa) – với layout cũng khá ổn.

Layout dạng Photo Grid thì nó kiểu như này:

Một tip nhỏ cho anh em nếu xài Judge.me – hơi bựa một tý nhưng mình nghĩ khá hiệu quả – đấy là cố gắng push vào càng nhiều review ảnh càng tốt – nếu có video thì càng tuyệt. Ảnh chất lượng nên xịn sò một tý, có mặt Tây vào thì càng ngon.

Tất nhiên là sẽ mất công mất sức hơn, so với việc chỉ import ít review dạng text/auto xin review thông thường. Nhưng chắc chắn hiệu quả đem lại sẽ tốt hơn nhiều 😉

Search & Filter Apps

Nếu store của bạn có nhiều Sub-Category, khách hàng có nhu cầu search cũng như đi dạo các collection để tìm sản phẩm (mà thường thì sẽ như vậy – nếu không thì bạn cũng nên xây dựng cấu trúc store sao cho khách hàng có hành vi như vậy) – bạn cần có một Search & Filter Apps.

Thực ra các Search & Filter app trên thị trường cũng có khá nhiều, mình thấy đa phần tính năng cũng na ná nhau. Cá nhân mình từng dùng 3 thằng là Searchanise, SoBoosterBoost – mỗi thằng thì có một tý ưu và nhược điểm riêng.

  • Searchanise: Thằng này thì được cái lâu đời, nhưng mình thấy giao diện nó cứ bị cũ cũ xấu xấu. Nói chung đây là thằng mình ghét nhất :)) Được cái thằng này có quả Analytic ổn áp, dùng để tối ưu search term khá oke (kiểu khách search từ nào không có kết quả => điều hướng cái keyword đó sang một keyword liên quan, đồng nghĩa).
  • SoBooster: Thằng này được cái giao diện khá ngon – mình thích đồ đẹp nên ưng thằng này lắm :)) Nó cũng có khá nhiều tính năng về xây dựng Custom Filters, cũng như các tính năng liên quan đến tối ưu kết quả trên Collection cũng hay ho. Tuy nhiên thỉnh thoảng mình thấy hay giật lag, chả hiểu sao.
  • Boost: Như thường lệ – vẫn là hàng Đông Lào chất lượng ngon. Mình hiện tại đang dùng app này, mỗi tội charge phí Shopify Plus hơi mặn (thực ra thằng SoBooster kia cũng thế). App này mình thì mình thấy tương tự SoBooster về mặt tính năng, không giật lag, tuy nhiên UX hơi khó dùng một tẹo. Ủng hộ hàng Đông Lào nên vẫn xài :))

Nói chung về mặt giao diện thì mình thấy Boost khá ổn, search cũng như filter khá ngon. Analytic kém hơn SoBooster, nhưng nói chung thì mình thấy xài cũng ổn. Nếu bạn có dưới 1,000 products thì chỉ $19/tháng thôi – với phân khúc tương tự thì SoBooster là $29/tháng lận.

Nếu Boost đọc được bài này, xin hãy giảm giá gói Shopify Plus cho anh em Đông Lào nha 🥲

Membership Program Apps

Nếu store bạn đã vận hành được khoảng 6 tháng – 1 năm, xác định đi dài hạn và muốn tăng khả năng khách hàng quay lại, tăng Lifetime Value – xây dựng một Membership Program là một hướng đi khá ổn.

Ví dụ, đây là số liệu một dự án của bọn mình:

Như hình trên – khách hàng của tụi mình được chia thành 2 loại chính:

  • Không phải thành viên.
  • Thành viên

Với những khách hàng là thành viên – sẽ có 2 loại nữa:

  • Thành viên chưa từng đổi điểm lấy quà (Redeem)
  • Thành viên đã từng đổi điểm lấy quà.

Với bảng trên, bạn sẽ thấy – từ khi áp dụng Membership Program, AOV của những khách hàng là thành viên cao hơn 20% so với khách hàng không phải thành viên. Ngoài ra, Lifetime Value của thành viên cũng cao hơn 45% so với những khách hàng chưa đăng ký Membership.

Với những khách hàng là thành viên, trung bình số lần quay lại (cũng như Lifetime Value) của khách hàng đã từng đổi điểm lấy quà cao hơn 46 – 48% so với khách hàng đăng ký thành viên nhưng chưa từng redeem điểm.

Nếu so sánh những khách hàng đã redeem điểm ít nhất một lần với những khách hàng không phải thành viên – bạn sẽ thấy Lifetime Value của họ cao gấp đôi những khách hàng dạng Non-member luôn.

Đó là lý do bạn nên xây dựng một chương trình Membership – đặc biệt là khi store của bạn đã vận hành ổn định, có lợi nhuận ổn định và có thời gian/nguồn lực để làm.

Cá nhân mình từng dùng qua 3 Membership Program Apps, và một Apps khác mà mình biết tới nhưng chưa xài thử:

  • LoyaltyLion: Hàng Đông Anh – đắt vcl =)) Nếu mình không nhầm thì chi phí khởi đầu khoảng $1,500/tháng – nhưng nói thật là đắt xắt ra miếng luôn. UI/UX của LoyaltyLion được xây dựng cực kỳ tốt – cá nhân mình đang sử dụng LoyaltyLion cho một số dự án của bọn mình, tất cả đều mang lại performance vượt trội so với những app còn lại (bọn mình đã test) – tính trên hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng LoyaltyLion nếu doanh số của bạn >$500k/tháng – nếu không sẽ cực kỳ lãng phí.
  • Smile.io: Hàng Mỹ Tho – rẻ hơn LoyaltyLion kha khá – với giá dao động từ $49/tháng – $600/tháng tuỳ tính năng. Đa số thì dùng gói $200/tháng là thoải mái tính năng rồi. Nhược điểm của Smile.io (và khá nhiều app Loyalty khác) so với LoyaltyLion – đó là giao diện ở dạng Popup (giống như Livechat ấy) chứ không có một Page riêng cho Loyalty. Đây cũng là lý do khiến Smile.io có khả năng convert khách hàng kém hơn tương đối so với LoyaltyLion.
  • Flits: Hàng Ấn Đụ – rẻ nhất trong 3 thằng trên (chỉ tầm $20-30/tháng, hình như thêm tính năng tầm $50/tháng thì phải). Bọn này xuất phát điểm là một App giúp tối ưu Account Page – tiện tay code thêm tính năng Membership luôn. Thay vì dùng point thì nó dùng thẳng $ =)) Nói chung dùng tạm thì cũng được, nhưng về lâu về dài UX nó cứ bị ngu ngu nên mình không khoái lắm :))
  • Joy: Hàng Đông Lào – ngon bổ rẻ :)) Mình thì chưa xài, nhưng mình coi qua thì thấy khá giống Smile.io, nhưng đang trong giai đoạn tìm Users nên giá rẻ hơn khá nhiều – chỉ $29/tháng full tính năng luôn. Anh em tiết kiệm chi phí thì xài Joy sẽ ổn áp hơn là Smile.io khá nhiều.

Kết

Tuần này nhiều việc quá nên tạm dừng ở đây :)) Viết về Shopify Apps thì nhiều lắm, nếu anh em thích thì để lại comment một cái, tuần sau mình viết tiếp nhen :))

12 thoughts on “Shopify 101 – Apps – Part 1”

  1. Cmt chỉ để góp ý xíu là Lâm nên làm cái back to top button, vì nhiều khi đọc tới cuối xong lại phải scroll chuột lên trên mỏi tay v ^^

    Btw, thanks for your sharing 🙂

    Reply
  2. Hiện tại shopify cũng tự build app để ae dùng cũng khá ổn.
    Như cái search&discovery.
    Các loại feed/tracking thì hiện tại dùng các channel sales của Shopify cũng ok luôn.
    Feed xử lý qua feed rules là ok. Ko động gì trên spf nữa.
    Giảm đáng kể chi phí cho ae.

    Reply

Leave a Comment