The #Loyal-Tea – Case Study Xây Dựng Loyalty Program Từ A-Z

Nếu bạn đã đọc bài March Wrap Up của dự án #Zero To #Hero, bạn có thể để ý thấy một trong những dự định mình định triển khai trong tháng 4, đó là bắt đầu xây dựng một chương trình Loyalty Program.

Trước đây thì bọn mình đã từng triển khai Loyalty Program trong các dự án khác, và cá nhân mình nghĩ đây là một phương pháp tương đối hiệu quả để tăng returning rate. Việc sở hữu một tài khoản ở một Brand X nào đó với một số điểm có thể đổi thành tiền (thông qua coupon) – là một cái “cớ” không hề nhỏ để khách hàng quay lại mua hàng tại Brand đó, khi họ có nhu cầu.

Ngoài ra, Loyalty Program cũng cho mình rất nhiều lý do để có thể liên hệ với khách hàng (qua email và có thể là cả SMS) – như thông báo điểm hàng tháng, thông báo điểm sắp hết hạn, thông báo khách có unclaimed rewards, vân vân mây mây, từ đó giúp khách quay trở lại thương hiệu để tiêp tục shopping, gia tăng điểm chạm với khách hàng.

Tuy nhiên, dù đã từng triển khai Loyalty Program (LP) và cũng có một vài thành quả nhất định, mình vẫn nghĩ là mình chưa tận dụng được tốt sức mạnh của LP. Ngoài ra, mình cũng chưa concept hoá nó đủ đơn giản để có thể “lắp” vào công thức xây dựng e-Commerce Brand của bọn mình hiện tại.

Nên là, mình quyết định sẽ start một series mới – về cách mà mình áp dụng LP vào dự án #Zero To #Hero như thế nào, và kết quả nó sẽ ra sao. Hi vọng đây sẽ là một case study hay cho những ai muốn triển khai LP cho e-Commerce Brand của mình 😉

Series này sẽ được cập nhật vào tuần thứ 2 của mỗi tháng – dự kiến chắc sẽ diễn ra trong khoảng 6 – 8 tháng. Anh em nhớ đón đọc nha :d

Fun Fact: Tên cho Case Study này được gen bởi ChatGPT :d

Loyalty Program Là Gì?

Loyalty Program – hay tiếng Vịt là “Chương trình khách hàng thân thiết” – là một chương trình (thường là) dạng tích luỹ điểm dành cho khách hàng đăng ký tài khoản với store. Khách hàng có thể tích luỹ điểm khi mua hàng cũng như làm một số action mà Brand khuyến khích, và có thể sử dụng điểm này để đổi thành mã giảm giá, cũng như một số phần quà nhất định.

Bạn có thể thấy LP ở khắp mọi nơi – từ CGV cho đến Starbuck – và có thể tự trải nghiệm lý do tại sao LP là một phương pháp rất tốt để giữ chân khách hàng.

Bản thân mình từng đi xem phim liên tục chỉ vì muốn giữ rank VVIP của CGV – thậm chí đến cuối năm còn cố gắng rủ nhiều người đi xem phim cùng chỉ vì muốn tích điểm cho đủ giữ rank.

Bù lại thì mỗi năm mình được CGV tặng khá nhiều vé miễn phí, cũng như hầu như không mất tiền bỏng nước bao giờ – 100% bỏng nước mình mua đều bằng điểm tích luỹ. Đây cũng là lý do mình luôn ưu tiên xem phim ở CGV hơn là các rạp khác – đơn giản vì ở CGV thì mình có membership, còn những rạp khác thì không.

Điều tương tự cũng diễn ra với e-Commerce – cùng nhu cầu mua một sản phẩm A, nếu khách hàng có membership ở một Brand A nào đó (và họ vẫn thường xuyên tương tác, có điểm chạm với Brand đó), thì họ sẽ có xu hướng ưu tiên mua hàng của Brand đó (vì có tích luỹ điểm, cũng như các quyền lợi khác), thay vì mua hàng của một Brand mà họ không có membership.

Tại Sao Mình Muốn Xây Dựng Loyalty Program?

Qua một thời gian khá dài ứng dụng LP trong các e-Commerce Brand của bọn mình, cá nhân mình thấy việc xây dựng LP có khá nhiều ưu điểm, có thể kể đến như:

1. Giúp khách hàng ưu tiên lựa chọn Brand hơn nếu có nhu cầu mua hàng.

Cái này thì mình có nói ở trên rồi – tuy nhiên, việc này chỉ đúng nếu các công tác Marketing khác được làm đúng cách, cũng như Store Foundation được xây dựng tốt, xịn sò.

Bản thân LP không phải phép màu – chỉ cần install một cái tự nhiên Returning Customer Rate tăng từ 5% lên 30%. Nó chỉ có tác dụng gia tăng khả năng khách hàng quay lại NẾU:

  • Khách hàng thường xuyên có điểm chạm với Brand, để họ nhớ được là có một Brand như mình tồn tại. Nếu họ không nhớ được tới Brand mình, thì chắc chắn họ cũng chẳng nhớ là họ có Membership ở store bạn đâu.
  • Sản phẩm & dịch vụ chất lượng. Nếu chất lượng sản phẩm & dịch vụ của bạn tệ, có cashback/giảm giá 50% cũng chưa chắc khách hàng quay lại, chứ đừng nói dăm ba cái LP.
  • Sản phẩm của Brand có yếu tố khiến khách hàng có nhu cầu quay lại thường xuyên. Ví dụ, với những store bán sản phẩm consumable, việc xây dựng LP sẽ có tác dụng cực kỳ tốt, vì khách hàng thường xuyên phải quay lại khi đã dùng hết sản phẩm. Ngược lại, nếu Brand của bạn bán áo hawaii đi biển chẳng hạn, thì có khi 1 năm khách hàng mới có nhu cầu mua sản phẩm 1 lần, lúc này chương trình LP sẽ ít tạo ra hiệu quả hơn.

2. Một cách Cashback “tiết kiệm” & hiệu quả.

Hầu hết các chương trình LP đều được xây dựng dưới dạng tích luỹ điểm – tức là khi khách mua hàng sẽ được cộng điểm vào trong balance của membership.

Bạn có thể hiểu bản chất của việc này không khác gì Cashback – khi khách mua hàng sẽ được hoàn lại một tỷ lệ phần trăm đơn hàng nào đó. Thông thường tỷ lệ này sẽ ở mức 5 – 10%, tuỳ vào việc Profit Margin của bạn cao hay thấp.

Tuy nhiên, khác với Cashback thuần tuý – việc tích luỹ này diễn ra dưới dạng điểm thay vì cash, và khách hàng bắt buộc phải quay lại mua hàng mới có thể sử dụng số điểm tích luỹ này.

Tức là, với những khách hàng không quay lại, chúng ta sẽ không mất chi phí và ngược lại, chỉ những khách hàng quay lại mua hàng, chúng ta mới phải “chi trả” khoản cashback này.

Cá nhân mình thấy đây là một cách xây dựng chương trình Cashback cực kỳ thông minh!

3. Đa đạng cách thức làm Promotion

Khi xây dựng LP, bạn sẽ rất nhiều cách thức làm khuyến mãi, thay vì chỉ một chương trình giảm giá đơn thuần.

Ví dụ, thay vì giảm giá 20% giá bán (trừ thẳng vào lợi nhuận trên mỗi đơn hàng), bạn có thể chạy một chương trình kiểu “X2 Points” – nhân đôi số điểm tích luỹ trên mỗi đơn hàng trong duy nhất ngày hôm nay chẳng hạn.

Nếu bạn đang set mức Cashback là 10%, thì việc X2 Points sẽ là 20% – không khác mấy so với 20% giá bán, nhưng nghe “Gấp đôi” sẽ to hơn rất nhiều so với 20% 😉

Ngoài ra, như mình có nói ở trên, không phải khách hàng nào cũng sẽ sử dụng điểm. Số điểm này sẽ chỉ mất đi khi khách hàng quay lại, nên chi phí thực tế bạn bỏ ra sẽ ít hơn con số 20% Discount rất nhiều.

Đây chỉ là một ví dụ trong rất nhiều cách mà bạn có thể làm (tuỳ vào sức sáng tạo của bạn). Bạn có thể khuyến mãi theo kiểu trong duy nhất ngày hôm nay, Collection A có thể được đổi quà chỉ với 3,000 điểm thay vì 5,000 điểm – Target tới những khách hàng đang có trên 3,000 điểm chẳng hạn (khuyến khích khách sử dụng điểm, vì càng sử dụng nhiều điểm thì khách càng có động lực tiếp tục mua hàng), hoặc spent X đồng trong duy nhất hôm nay để được nâng hạng lên Gold với rất nhiều quyền lợi, v.v…

4. Những cái “cớ” hợp lý.

Như mình có nói ở trên, một trong những đặc điểm mình rất thích ở LP, đó là việc bạn sẽ có rất nhiều cái “cớ” để có thể liên hệ với khách hàng mà không khiến họ có cảm giác spam.

Ví dụ, bạn có thể thông báo cho khách hàng rằng điểm của họ sắp hết hạn, và họ nên dùng điểm để đổi quà này quà kia.

Bạn cũng có thể thông báo cho khách về số điểm tích luỹ của họ hàng tháng, gửi email này vào đầu tháng, và nói với họ rằng với số điểm này thì họ có thể đổi được những món quà gì, từ đó khuyến khích khách sử dụng điểm nhiều hơn.

Một ý tưởng khác là tích hợp việc thông báo số điểm vào Post Purchase, để bất cứ khi nào khách order, họ cũng sẽ được thông báo rằng họ hiện đang có bao nhiêu điểm, kèm theo một CTA để họ kiểm tra xem số điểm này có thể đổi được những món quà gì

Vân vân…

5. Gia tăng Referral Traffic & Revenue

Thông thường thì các chương trình LP đều đi kèm với một chương trình Referral – khi bạn giới thiệu khách hàng cho Brand, khách hàng đó sẽ nhận được một Coupon giảm giá, còn bạn cũng sẽ nhận được một số điểm nào đó, hoặc một phần thưởng nào đó (coupon, free product, v.v…)

Khi khách hoàn thành order, bạn có thể pop ra một cái popup để khuyến khích khách hàng chia sẻ về thương hiệu. Ngoài ra, khi sản phẩm được Delivered, bạn cũng có thể gửi cho khách hàng link giới thiệu này và khuyến khích họ chia sẻ lên Social để nhận quà chẳng hạn.

Đây là một cách khá tốt để bạn gia tăng Awareness cho Brand cũng như sản phẩm – vì khách hàng share càng nhiều, referral traffic càng tăng, độ phủ của bạn càng rộng, cũng như bạn thu được rất nhiều Traffic chất lượng để có thể retargeting sau này.

Quá nhiều lý do để bọn mình ưa thích triển khai LP khi xây dựng e-Commerce Brand!

Chi Phí Xây Dựng Loyalty Program

Hiện nay mình chỉ xây dựng e-Commerce Store trên nền tảng Shopify, nên các chi phí mình nói sẽ xoay quanh việc xây dựng LP trên Shopify nhé, nếu bạn đang dùng Woocommerce hay những nền tảng khác thì mình không rõ lắm.

Thông thường, chi phí để xây dựng LP bao gồm 2 chi phí chính:

  • Chi phí App: Là chi phí hàng tháng cho việc duy trì Membership. Chi phí này sẽ rất khác tuỳ theo App mà bạn lựa chọn. Mình đã từng review qua về một vài LP App mà mình từng xài, bạn có thể đọc ở đây nhen.
  • Chi phí Points: Là chi phí giảm giá/quà tặng cho khách hàng – thông qua việc tích luỹ điểm. Ví dụ thông thường thì cứ 100 điểm khách sẽ đổi được $1 giảm giá, thì nếu bạn chọn mức Cashback là 10%, thì cứ $1 spent khách hàng sẽ được 10 điểm. Tất nhiên chi phí thực tế bao nhiêu thì tuỳ vào tỷ lệ khách hàng redeem quà nữa, bạn sẽ cần theo dõi để tính ra chi phí (nó sẽ nằm ở phần discount) nhen.

Với 2 loại chi phí trên, bạn sẽ thấy chi phí App thuộc loại chi phí cố định, trong khi chi phí Points là biến phí.

Với chi phí App, bạn sẽ tốn khoảng $200/tháng cho tới $1.5k+/tháng trở lên, tuỳ vào hệ App mà bạn sử dụng.

Một trong những nguyên tắc của mình với chi phí cố định, đó là chi phí cố định chỉ nên chiếm tối đa 5% tổng Revenue.

Nghĩa là, nếu mình lựa chọn một App với chi phí $200/tháng để xây dựng LP, mình sẽ cần tạo ra ít nhất $4k doanh số cộng thêm (so với khi không có LP) để có thể coi đây là một khoản đầu tư hiệu quả.

Vì là chương trình khách hàng thân thiết, nên $4k Rev này sẽ cần đến từ khách hàng quay lại, sử dụng rewards (đổi điểm lấy mã giảm giá hoặc tương tự). Trên thực tế thì LP sẽ có ảnh hưởng tốt lên cả khách hàng không sử dụng điểm (quay lại mua hàng để tích luỹ thêm điểm, để sau này đổi quà to chẳng hạn), nhưng để dễ đo lường thì mình cứ lấy doanh số trực tiếp đến từ khách hàng sử dụng rewards là chuẩn nhất.

Với tỷ lệ doanh số từ khách hàng quay lại hiện tại của dự án #Zero To #Hero khoảng 14.5% (dự kiến Revenue tháng 4 khoảng $75k – tức Returning Customer Revenue khoảng $10.9k) – $4k Revenue cộng thêm này tương ứng với 36.7% doanh số từ Returning Customer Revenue hiện tại, và tương đương 5.3% tổng Revenue.

Nếu mình làm được, thì tỷ lệ doanh số từ Returning Customers sẽ khoảng 20% – khá khớp với benchmark thông thường của bọn mình.

Đây cũng là lý do mình chỉ có thể sử dụng App với chi phí $200 cho dự án #Zero To #Hero hiện tại (Smile.io) – vì nếu App có chi phí cao hơn – ví dụ $1.5k chẳng hạn (nếu dùng LoyaltyLion), thì mình buộc phải tạo ra ít nhất $30k Rev từ Returning Customers với LP, mà điều đó gần như không tưởng với mức Revenue $75k hiện tại của dự án.

Cá nhân mình recommend bạn chỉ nên bắt đầu xây dựng LP nếu đã đạt mức Revenue ít nhất là $60 – $70k/tháng, để có thể đạt được hiệu quả tương xứng với mức đầu tư. Nếu doanh thu thấp hơn, tốt nhất là nên tập trung vào những khâu marketing cơ bản để đẩy doanh số đã 😉

Các Tính Năng Cơ Bản Của Loyalty Program

Để mọi người hiểu hơn về cách xây dựng một chương trình Program, mình sẽ nói qua về một số tính năng cơ bản của LP – những tính năng mà nếu bạn xây dựng một LP, chắc chắn bạn sẽ phải biết.

1. Ways To Earn

Nói dễ hiểu thì đây là nơi bạn tạo ra những cách để khách hàng có thể kiếm điểm. Cách phổ thông nhất (và quan trọng nhất), đó là cứ mỗi $1 khách hàng Spent họ sẽ kiếm được X Points.

Ngoài ra, sẽ có những cách khác, ví dụ như Signup Account, đến dịp sinh nhật, Follow Brand trên Facebook/Instagram, v.v…càng làm nhiều Action thì số điểm kiếm được càng nhiều (điểm nhiều thì đổi quà to).

Tuỳ từng App mà nó sẽ có số lượng cách để kiếm điểm khác nhau, với Smile thì nó có vài cách như vậy.

2. Ways To Redeem

Ngược lại với Ways To Earn, đây là những cách để khách hàng có thể sử dụng số điểm của họ. Trong Smile.io thì có 5 cách chính:

  • Amount Discount – Đổi điểm lấy giảm giá theo số tiền. Bạn có thể chọn đổi một số fixed (ví dụ 300 điểm đổi được $3), hoặc theo giá trị quy đổi (ví dụ cứ 100 điểm là $100, khách chọn bao nhiêu điểm tuỳ thích).
  • Percentage OFF – Đổi điểm lấy coupon giảm giá theo %. Bạn có thể tạo phần thưởng cho cái này dựa trên AOV trung bình – ví dụ AOV là $100, thì 1 coupon 10% OFF sẽ trị giá $10 – tương ứng với 1,000 điểm, kiểu thế.
  • Free Shipping – Đổi điểm lấy mã Free ship. Cái này thì bạn thu tiền ship trung bình bao nhiêu thì cứ lấy quy đổi ra điểm thôi.
  • Free Product – cái này hay. Thường thì mỗi tháng bạn có thể pick ra 5 – 10 sản phẩm, set điểm quy đổi thấp hơn giá bán khoảng 20 – 25%, và nên thay sản phẩm hàng tháng. Khách hàng nào cũng thích đồ miễn phí hết – nên việc có phần thưởng miễn phí cho khách sẽ giúp tăng khả năng gắn kết của họ với Brand nhiều hơn (giống như CGV hay tặng vé xem phim cho VIP/VVIP í).
  • Gift Card – cái này mình không dùng bao giờ :))

Bạn có thể setup một vài yêu cầu để có thể sử dụng những phần thưởng này – ví dụ phải order >$60 mới được dùng điểm chẳng hạn (nhưng cá nhân mình không thích setup điều kiện lắm – dù gì cũng là điểm của họ earn được, họ làm gì tuỳ thích).

Bạn cũng có thể setup thời gian hết hạn của phần thưởng, để sau khi redeem, họ có động lực để sử dụng ngay trước khi hết hạn – và bạn cũng có cớ để gửi email nhắc họ rằng rewards của họ sắp hết hạn nữa.

3. Point Expiry

Khi khách hàng earn điểm, bạn có lựa chọn có cho điểm đó hết hạn hay không – thường thời hạn sẽ khoảng 6 tháng – 1 năm.

Cá nhân mình cực kỳ recommend nên bật tính năng này, vì khi thời điểm đến (gần đến ngày hết hạn), bạn có thể có những email flows tự động remind khách hàng rằng điểm của họ sắp hết, và họ có thể dùng số điểm đó để đổi quà như thế nào.

4. VIP/Membership Tier

Đây là tính năng giúp phân hạng thành viên dựa trên các tiêu chí (thường là theo spent của khách hàng, hoặc theo số điểm tích luỹ được – theo năm hoặc lifetime). Nó giống tier VIP/VVIP bên CGV í – ví dụ như CGV thì sẽ tính theo spent của khách hàng hàng năm.

Khi khách hàng đạt đủ điểm để nâng hạng, bạn có thể setup để họ được hưởng những quyền lợi nhất định – ví dụ như tăng tỷ lệ Cashback (thay vì spent $1 được 10 points thì được 20 points chẳng hạn), nhận được sản phẩm miễn phí, coupon Free Shipping, hay một cái coupon giảm giá trọn đời cho khách hàng thuộc VIP tier chẳng hạn.

Những quyền lợi này sẽ giúp khách hàng gắn bó với bạn hơn, cũng như có động lực để duy trì tier.

Với Smile.io thì tính năng VIP này cần up lên gói Pro ($599/tháng) mới enable được, nên hiện mình không xài cho dự án The #Loyal-Tea lần này.

Một Vài Chỉ Số Đo Lường

Để kiểm soát hiệu quả của dự án, ngoài doanh số trực tiếp đến từ LP, mình sẽ cần đo lường một vài chỉ số phụ.

1. Redemption Rate

Redemption Rate là chỉ số đo lường tỷ lệ số điểm được Redeem trên tổng số điểm đã được “phát hành”.

Redemption Rate là một chỉ số khá quan trọng – vì nó nói lên độ hứng thú và quan tâm của khách hàng đối với chương trình. Dưới đây là Data của một dự án của bọn mình về khả năng quay lại và mua hàng của khách hàng – dựa trên việc họ có phải là member hay không, và có spent điểm hay không:

Dự án này dùng LoyaltyLion

Như bạn có thể thấy, trung bình một khách hàng là member trong LP của bọn mình sẽ order khoảng 1.4 lần trong 12 tháng gần nhất.

Tuy nhiên, nếu họ từng redeem phần thưởng ít nhất 1 lần – con số này sẽ là 1.9 – tức trung bình mỗi khách hàng sẽ quay lại ít nhất 1 lần. Con số này cao hơn 46% so với khách hàng là member nhưng không redeem điểm lận.

Từ data trên, bạn sẽ thấy tầm quan trọng của việc khuyến khích khách hàng sử dụng điểm tích luỹ cao như thế nào. Nói cho cùng, nếu họ không redeem điểm – việc chương trình membership có tồn tại hay không với họ cũng không quan trọng lắm. Nhưng với những khách đã redeem, họ sẽ biết là có chương trình này tồn tại, và khả năng họ quay lại để mua hàng, tích luỹ thêm điểm sẽ cao hơn nhiều.

Redemption Rate trung bình rơi vào khoảng 13 – 15%. Với một số dự án của mình, con số này có thể lên đến 25 – 27%. Tất nhiên, để đo lường chính xác Redemption Rate sẽ cần thời gian (để khách hàng quay lại mua hàng), nên thường sau ít nhất 6 tháng chúng ta mới có thể có được một con số đủ tin cậy.

2. Repeat Customer Rate

Repeat Customer Rate – tỷ lệ khách hàng quay lại – được tính bằng cách lấy số lượng khách hàng mua từ 2 lần trở lên chia cho tổng số khách hàng mua ít nhất 1 lần.

Thời gian thường lấy trong khoảng 6 tháng – 1 năm, tính theo ngày order đầu tiên của khách hàng.

Repeat Customer Rate cao nói lên rằng Brand đang làm tốt công việc remarketing, cũng như chất lượng sản phẩm & dịch vụ đủ tốt để khách hàng quay lại.

Theo một vài benchmark, thì tỷ lệ khách hàng quay lại thường nằm trong khoảng 10 – 20% (tất nhiên còn tuỳ vào sản phẩm & niche). Hiện tại dự án #Zero To #Hero đang đạt mức Repeat Customer Rate 10.7% – tính theo thời gian order đầu tiên của họ xuất hiện trong khoảng từ 1/1/2023 đến 31/3/2023 (Quý 1).

Cá nhân mình nghĩ đây không phải một con số tệ, tuy nhiên hoàn toàn có thể cải thiện thêm – ví dụ mục tiêu ở mức tầm 15% mình nghĩ là hoàn toàn khả thi.

3. Participation Rate

Participation Rate là tỷ lệ Member trên tổng số khách hàng mà bạn có. Nói gì thì nói, muốn một cái LP hoạt động – bước đầu tiên vẫn là khiến khách hàng chịu bỏ thời gian ra để đăng ký tài khoản cái đã, rồi mới tính đến chuyện earn điểm thế nào, redeem quà tặng ra sao.

Theo như benchmark của một số source mà mình tìm được, Participation Rate thông thường sẽ rơi vào khoảng 20 – 40%. Đa số dự án của mình rơi vào khoảng 30% – mình nghĩ đây là một con số khá là phủ lý.

Cái khó của việc tối ưu Participation Rate – đó là làm sao để tăng được tỷ lệ khách hàng đăng ký – trong khi không ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi của Guest Customers. Nếu làm không khéo, bạn có thể tăng được Participation Rate, nhưng tỷ lệ chuyển đổi sẽ giảm thảm hại, tất nhiên kéo theo là lỗ sml. Mình từng bị rồi :))

Kế Hoạch Dự Kiến Q2/2023

Với những thông tin trên, hi vọng là bạn đã hình dung ra một Loyalty Program thông thường sẽ như thế nào. Lý thuyết cơ bản thì là vậy, còn ứng dụng vào thực tế ra sao thì sẽ còn phải test khá nhiều – vì không phải lý thuyết nào cũng sẽ đúng với từng trường hợp cụ thể.

Với dự án The #Loyal-Tea, đây là một vài con số mục tiêu mà mình nhắm đến trong Quý 2:

  • Returning Customer Revenue Rate: 20%
  • Redemption Rate: 12%
  • Repeat Customer Rate: 15%
  • Participation Rate: 20%

Hiện tại, mình đã cài đặt Smile.io và setup một vài setting cơ bản. Trong quý này, mình sẽ làm một số đầu việc sau đây:

  • Build một Landing Page tổng hợp toàn bộ nội dung chương trình Loyalty Program – để khách hàng dễ hình dung về chương trình hơn. Có CTA để điều hướng khách hàng đăng ký (Các campaign sẽ đổ về landing page này)
  • Cập nhật tất cả Email Flows (của Smile.io), update content một chút để nó khớp với Niche và sản phẩm của mình hơn.
  • Tăng số điểm khách hàng nhận được qua việc đăng ký tài khoản – nhằm tăng tỷ lệ Participation Rate.
  • Chia Post Purchase Flow thành 2 nhánh – một cho Membership và một cho Non-Membership. Với Non-Membership, mình sẽ update thêm content vào một vài email khuyến khích đăng ký membership để hưởng cashback cho order vừa xong của họ. Với Membership, mình sẽ update thêm phần cập nhật số điểm của khách hàng, và CTA redeem rewards ở cuối mỗi email.
  • Gửi 3 – 4 Email Campaign/tháng để nói về Loyalty Program (nói về points, các giải thưởng, các quyền lợi, v.v…) – chia segment ra thành 2 tệp Non-Membership và Membership. Với tệp Non-Membership sẽ có CTA là đăng ký thành viên, còn Membership sẽ có CTA là Redeem Rewards (vừa tăng Redemption Rate, vừa tăng Participation Rate)

Tạm thời là như vậy, để chạy hết 1 quý xem số má ra sao, rồi mình sẽ có kế hoạch tối ưu tiếp 😀

Kết

Dự án The #Loyal-Tea này là một dự án khá là…ngoài vùng an toàn của mình – nhưng cũng khá là hứng thú. Cá nhân mình nghĩ nó sẽ không phải là thứ đa số readers quan tâm, nhưng về lâu về dài, với những bạn đã và đang đi trên con đường xây dựng một e-Commerce Brand, series này sẽ cực kỳ có ích.

Happy reading!

2 thoughts on “The #Loyal-Tea – Case Study Xây Dựng Loyalty Program Từ A-Z”

Leave a Comment