#Zero To #Hero – Lựa Chọn Sản Phẩm

Tuần vừa qua là một tuần tương đối thành công với mình ở nhiều mặt, trừ sức khỏe :)) Hơi ốm yếu chút, nhưng thôi vậy là cũng tương đối ổn rồi.

Về cơ bản thì mình đã hoàn thành được công việc chính trong tuần qua – đó là chọn xong Niche và sản phẩm. Các thao tác khác đã và đang được tiến hành, dự kiến cũng sẽ hoàn thiện trong tuần tới – để có thể sẵn sàng lên Ads.

Danh sách các bài viết trong Series này:

Chọn Niche & Market

Sau một hồi Research và đưa ra một Shortlist các Niche khả thi để nhảy vào ở thời điểm hiện tại – mình quyết định chọn Christian –  thuộc Category về Tôn Giáo để làm, vì một vài lý do sau:

  • Hiểu biết về Niche – mình đã có khá nhiều kinh nghiệm về Niche này trong quá khứ, cũng khá hiểu Insight những người trong tập khách hàng này, nên xác suất thành công cũng sẽ cao hơn so với các thị trường khác.
  • Volume thị trường lớn – khoảng 65% dân số US đều là Christian (theo Pew Research Center RDD năm 2018-2019), và cực kỳ sùng đạo.
  • Đa dạng sản phẩm để lựa chọn. Có rất nhiều sản phẩm bạn có thể bán cho khách hàng Christian – từ nhu cầu trang trí nhà cửa (Home Decorations), các vật dụng họ thường sử dụng khi đi nhà thờ, cho tới các vật dụng cá nhân họ thường sử dụng và muốn có những câu Quote/Bible Verse họ thích ở trên đó, như một lời tự nhắc nhở/động viên bản thân.
  • Dễ kết hợp với các Niche khác. Một số Niche có thể kết hợp như Butterfly, Job, African, v.v…để cho ra các thiết kế mang Insight của cả 2 Niche.

Tuy nhiên, với việc sử dụng Facebook Ads làm nguồn Traffic chính – niche Christian có một nhược điểm chí mạng – đó là Facebook đã gỡ toàn bộ các Target liên quan đến Christian – dẫn đến việc khởi đầu bằng Facebook Ads khó khăn hơn một chút.

Để giải quyết vấn đề này, thời gian đầu chắc mình sẽ sử dụng một số thiết kế Mix với một số Niche khác vẫn còn Target, ví dụ như Butterfly để có thể Target dễ dàng hơn (Do mình sử dụng luôn Pixel mới). Về lâu về dài thì mình vẫn hướng đến train được Pixel lên để chuyển sang chạy Non-Target.

Research Sản Phẩm

Sau khi xác định được Audience mình hướng tới, việc tiếp theo của mình là Research các sản phẩm khả thi, để từ đó xây dựng một Brand xoay quanh sản phẩm đó.

Với người mới – khởi đầu đơn giản nhất là đi từ Catalog của các bên Supplier hiện tại. Nếu cách đây 5 năm – Catalog của các bên Fulfill thường khá nghèo nàn, đa phần là T-shirt, Hoodie, Mug, v.v…thì hiện nay, danh sách sản phẩm bạn có thể POD có thể lên tới vài trăm sản phẩm. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ danh sách này, để xem xem có sản phẩm nào phù hợp với thị trường mà bạn chọn hay không.

Khi bạn đã có kinh nghiệm hơn, và có quan hệ với các Supplier tốt, bạn có thể đi xa hơn một bước nữa, đó là R&D các sản phẩm mới – dành riêng cho bạn. Lúc này, việc làm sản phẩm sẽ tốn thời gian hơn, nhưng bạn sẽ có những dòng sản phẩm độc, lạ, ít người bán, và việc nhảy vào thị trường có thể sẽ dễ dàng hơn.

Với một sản phẩm lõi cho POD – thường thì mình sẽ có một vài tiêu chí sau:

Sản phẩm đã có thị trường và nhu cầu

Với POD, chúng ta KHÔNG tạo ra bất kỳ một sản phẩm mới hay một nhu cầu mới nào. Thay vào đó, thường thì mình sẽ tìm những sản phẩm đã có thị trường, đã có nhu cầu sẵn, và thêm “tính năng” thiết kế độc đáo vào để tăng thêm giá trị về mặt cảm xúc cho sản phẩm đó. Sản phẩm càng phổ biến thì càng dễ để khách hàng mua hơn (vì họ đã biết về sản phẩm, về công dụng rồi. Chúng ta chỉ add thêm thiết kế vào sản phẩm đó mà thôi).

Để check sức mua và nhu cầu của một sản phẩm, bạn có thể sử dụng Amazon (để check sức mua), KeywordTool.io hoặc Ahrefs để check lượng search của từ khóa đó (để check nhu cầu), và Google Trend để kiểm tra Trending của sản phẩm đó.

Sản phẩm phù hợp với khách hàng mục tiêu

Để xác định được như thế nào là phù hợp, bạn phải nghiên cứu rất kỹ khách hàng mục tiêu của bạn. Họ là ai, bao nhiêu tuổi, nam hay nữ, sở thích là gì, có những hành vi như thế nào xoay quanh sở thích đó, sử dụng những sản phẩm gì, có những gì có thể in lên được, v.v…

Với mỗi Niche sẽ có những sản phẩm phù hợp riêng. Ví dụ với những người thích đọc sách, một cái túi Tote Bag có thể là một sản phẩm rất phù hợp (do họ thường xuyên mang sách ra ngoài), nhưng với những người thích rượu chẳng hạn, thì nó sẽ không liên quan lắm. Vẫn sẽ bán được thôi (vì thực ra số người dùng Tote Bag cũng khá nhiều), nhưng nó sẽ khó mà thành một “Hero” Product để xây dựng một Brand xoay quanh nó được.

Chưa có Big Player có cùng định vị

Remind lại một chút – chiến lược chúng ta lựa chọn là Hyper-Niche Store, và mục tiêu của chúng ta là xây dựng được một Brand xoay quanh sản phẩm và Niche đó, từ đó tăng được doanh số đến từ ngoài Paid Traffic. Để làm được điều đó, việc là người đầu tiên cắm cờ về định vị đó trong đầu khách hàng là cực kỳ quan trọng. Khách có thể mua Tote Bag ở bất kỳ đâu, nhưng chỉ có ở store A mới chuyên bán Tote Bag dành cho Christian chẳng hạn.

Nếu bạn găm được vào đầu khách cái định vị đó và liên tục xuất hiện trước mặt khách hàng để nhắc khách nhớ về điều đó, đến một ngày khi họ cần mua một cái Tote Bag, họ có tên của bạn trong list để Search về sản phẩm – vậy là quá đủ.

Nhưng ngược lại, nếu đã có người găm cái định vị đó vào đầu khách hàng rồi thì sao?

Lúc này bạn sẽ phải mất nhiều nguồn lực hơn rất nhiều để có thể giành lại định vị đó từ tay đối thủ. Và với chiến lược này – khi mà doanh số nhắm tới không cao, thì mình nghĩ nó không đáng.

Để viết sâu hơn về sản phẩm thì hẹn anh em một bài viết riêng, về cách tìm sản phẩm chi tiết cũng như các Benchmark cụ thể để đánh giá một sản phẩm. Còn với bài viết này, mình sẽ dừng ở việc tiết lộ sản phẩm mà mình lựa chọn, đó là…

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Bí mật :))

Để tăng xác suất thành công thì mình sẽ giữ bí mật này trong 6 tháng. Sau 6 tháng, nếu mọi chuyện tốt đẹp thì mình sẽ bật mí cả store lẫn sản phẩm luôn, coi như trọn vẹn một Case Study hoàn chỉnh cho mọi người 😉

Chọn Brand & Domain Name

Nếu bạn nghĩ việc chọn tên cho Brand là không quan trọng lắm, thì bạn đang…rất nhầm.

Hãy nhớ, mục tiêu của toàn bộ chiến lược, đó là găm được cái định vị thương hiệu vào đầu khách hàng, và khiến họ cho tên chúng ta vào list cân nhắc mỗi khi họ cần mua sản phẩm mà chúng ta bán.

Nhưng nếu tên Brand của chúng ta là một cái gì đó…khó nhớ vl thì sao?

“Mình đang muốn mua một cái Tote Bag. Trước đây mình từng mua một cái khá oke ở một trang web là Christian Store gì gì đó quên béng mất. Thôi kệ mẹ, ra Walmart mua cho lành”

Nếu tên Brand của bạn khó nhớ, thì đây chính là những gì sẽ diễn ra trong đầu khách hàng. Chắc là bạn sẽ không muốn nó xảy ra đâu, nhất là khi đã đổ hàng trăm trẹo quảng cáo vào mặt khách.

Để nghĩ ra một cái Brand Name hay thực sự khá là…khoai. Bên mình thì hay xài đồ hỗ trợ, và một trong những công cụ cực kỳ hay mà mình hay sử dụng, đó là Namelix.com (hay vì nó miễn phí).

Đầu tiên, bạn hãy nhập những keyword liên quan đến thị trường và sản phẩm của bạn. Có thể là Christian, Faith, Jesus, Tote Bag gì đó chẳng hạn (với case của mình), sau đó ấn Generate.

Sau khi ấn Generate, nó sẽ chuyển sang màn hình trên. Để chọn mức độ “Ngẫu Nhiên” khi Namelix gen kết quả – thường là mình chọn Medium để nó có tý liên quan tới đống Keyword mà mình mới nhập vào. Bạn cũng có thể test ở cả 2 mức còn lại để xem sự khác nhau giữa 3 loại là như thế nào.

Sau khi chọn xong, bạn chuyển sang tab “Name Style”.

Sau khi test đủ các kiểu ở trên, thì mình thấy option “Auto” mà Namelix mới ra mắt cho ra nhiều kết quả khá ổn. Bạn cũng có thể test thử các option khác cho biết :))

Sau khi chọn xong, bạn nhớ ấn vào cái Icon “Setting” ở góc trên bên phải.

Bạn nhớ chọn Domain là “.com” và bật tính năng “Highlight name if domain is available”. Tính năng này cực kỳ hữu ích, giúp bạn tiết kiệm được một mớ thời gian đi check Domain.

Sau khi xong xuôi thì ấn Generate thôi. Kết quả sẽ hiện ra kiểu như bên dưới:

Bạn để ý có một số Domain có dấu Tick xanh ở góc trên bên phải – đây chính là những Brand mà có Domain .com vẫn còn Available. Như hình trên thì có Domain ChristianTote.com nghe cũng khá ổn áp.

Để lựa một cái tên tốt, thì cá nhân mình có một vài tiêu chí sau đây:

  • Nên có tối đa 2 từ/2 âm tiết.
  • Ngắn gọn. 10 – 15 ký tự thôi.
  • Dễ phát âm, dễ viết. Đừng chọn những cái tên dễ gây hiểu nhầm/sai chính tả. Khách nhớ tới mình mà lại vào store thằng khác là chết mẹ mình luôn.

Chăm chỉ ngồi lướt khoảng 10 – 15 phút thôi là bạn sẽ có một mớ lựa chọn của riêng mình. Lúc này thì lựa ra một cái và múc thôi.

Về Setup Shopify Store thì chắc mình sẽ để một bài viết khác để hướng dẫn anh em chi tiết cách setup một Store cơ bản thì cần những gì, và làm sao để tối ưu chi phí. Tuần này có thời gian mình sẽ viết thêm một bài nữa, anh em thích bài về chọn sản phẩm hay Shopify thì comment bên dưới nhé, mình sẽ ưu tiên :))

Checklist tuần tới

Tuần tới thì mình sẽ làm nốt một vài công việc sau đây:

  • Làm Logo & Branding Guideline (Color, Font…)
  • Setup Facebook Ads Account & Page, Pixel…
  • Setup Payment (Paypal, Stripe)
  • Setup 2 Email Flows cơ bản (Abandoned Cart & Post Purchase)
  • Bắt đầu làm 25 sản phẩm/tuần.
  • Chuẩn bị một tầm hồn đẹp, thánh thiện, cô thương để bắt đầu chạy Ads.

Tính đến giờ thì mọi việc vẫn khá là suôn sẻ. Cứ cuối mỗi tháng thì mình sẽ có tổng kết về chi phí/doanh thu cho anh em, tính từ hết tháng 11 nhé :)) Còn giờ thì mình đi ngủ đã, hẹn anh em trong bài viết tới. Nếu thấy thích thì comment ủng hộ, thấy hay thì subscribe bên dưới để nhận bài viết mới mỗi tuần nha :3

18 thoughts on “#Zero To #Hero – Lựa Chọn Sản Phẩm”

  1. Bài viết của Lâm chi tiết quá.
    Rất khâm phục cách Lâm tư duy và triển khai công việc.
    Lâm cho mình hỏi làm sao để tư duy, triển khai tốt như Lâm nhỉ?
    Cuối cùng, mình rất thích cách Lâm viết.

    Reply
      • Hi Lâm,

        Anh đang muốn làm về Affiliate thị trường Việt Nam trên chính vấn đề cá nhân của anh là rối loạn lưỡng cực mà chưa có sản phẩm thì Lâm có framework, template nào để có thể xây dựng giải pháp cho những ai bị rối loạn lưỡng cực và trầm cảm không nhỉ?

        Những bài viết trên LamNguyenZ.com trước đây giờ có thể tìm nghiên cứu ở đâu được Lâm nhỉ?

        Cheers,
        ps: Thích kiểu tóc cá tính của em lắm. Lâm là ở HN nhỉ?

        Reply
        • Em nghỉ Affiliate 5 năm nay rùi a ơi. Giờ em cũng là trang giấy trắng thôi í. LamNguyenZ thì đợt trước bên server có ít lỗi nên em bị mất data, mà đợt đó e cũng ko để ý nên chịu ko lấy lại dc r nữa a ah 🙁

          Reply
  2. Hi Lâm.
    Lâm đánh giá thế nào về 1 sản phẩm mà brand đấy k đánh mạnh thị trường bán lẻ ở các thị trường lớn(họ có làm trên Amazon nhưng k lớn, sản phẩm update chậm) thì mình có thể lấy theo tên thương hiệu đấy (ví dụ “Tên thương hiệu + global” ) vì họ có sẵn hình ảnh, ads chỉn chu, chuyên nghiệp không? (video hình ảnh chạy ads cũng là vấn đề của người mới bắt đầu)

    Reply
    • Em không recommend việc này lắm, vì như này không khác gì…lừa khách cả.

      Việc lấy video, hình ảnh thì cũng chỉ nên tạm thời trong giai đoạn đầu thôi, về lâu về dài nếu mình muốn phát triển bền vững thì vẫn cần tìm cách để tạo ra Creative của riêng mình 😉

      Reply
  3. Hi Lâm,
    Lâm có thể nói kĩ hơn về cách Lâm tiếp cận khách hàng ở niche Lâm chọn được không? Trong khi tất cả những công cụ, target liên quan đều bị xóa hết thì Lâm đã thử những cách nào để tiếp cận khách hàng vậy?
    Update đến thời điểm hiện tại thì những cách tiếp cận Lâm đề cập bên trên có hiệu quả không? Không hiệu quả thì Lâm đã thay đổi và tiếp cận như thế nào?

    Reply
    • Bọn em chạy non-target thôi, chứ cũng không có gì đặc biệt hết anh. Niche nào còn target được thì vẫn target bình thường, còn với niche kiểu Christian bọn em chạy non-target hết.

      Reply
  4. Việc lựa chọn sản phẩm ở đây là ban đầu store của mình vẫn phải chạy test một vài sản phẩm cùng lúc rồi chọn ra một sản phẩm chính hay là mình test từng sản phẩm cho đến khi đánh giá ko tốt thì chuyển qua sản phẩm khác anh nhỉ?

    Reply

Leave a Comment