#Zero To #Hero: Lựa Chọn Thị Trường

Danh sách các bài viết trong Series này:

Bước đầu tiên trong hành trình xây dựng một e-Commerce Store, đó là lựa chọn thị trường. Xác định được thị trường rồi, bạn mới có thể làm tiếp những công việc khác.

Khi lựa chọn thị trường cho e-Commerce Store, thông thường chúng ta có 2 cách:

  • Đánh thẳng vào thị trường Mass. Đây là những thị trường cực kỳ lớn, và đương nhiên cũng có rất nhiều Big Players. Độ khó tất nhiên cao hơn rất nhiều, nhưng bù lại thì phần thưởng cũng sẽ lớn hơn nếu bạn chiếm được thị phần.
  • Đánh vào thị trường Niche (thị trường ngách). Đây là những thị trường nhỏ hơn, ít Big Players hơn (hoặc không có). Doanh số kỳ vọng cũng sẽ thấp hơn, bù lại khả năng bạn nhảy vào thị trường cũng dễ dàng hơn thị trường Mass nhiều.

Ví dụ một chút về khái niệm thị trường Mass và thị trường Niche trong POD: Thị trường Mass thường là những thị trường cực kỳ lớn như kiểu Dog, Family – những thị trường chiếm đa số trong dân số Mỹ. Trong những thị trường Mass này thì sẽ có những thị trường Niche hơn, ví dụ Trong Family thì sẽ có Gift for Mom, Gift for Dad, v.v…

Dù vậy, xu hướng hầu hết anh em hiện tại đều là làm thị trường Mass – có thể các sản phẩm anh em làm ra vẫn focus vào các Niche nhỏ khác nhau, nhưng tổng thể Store vẫn là Mass. Cách này giúp bạn có thể Flexbile hơn trong quá trình tìm ý tưởng sản phẩm, cũng như dễ dàng Scale hơn. Ví dụ trong trường hợp tìm ra camp ngon thì cũng có thể scale thật nhanh ra các Niche khác trong thị trường Mass đó.

Một cách thông dụng khác, đấy là anh em sẽ khởi đầu Store bằng một Niche cụ thể nào đó để dễ dàng gia nhập thị trường hơn. Sau khi có doanh số đều và muốn Scale doanh số lên tiếp, anh em sẽ Scale sang các Niche khác, các dòng sản phẩm khác, và dần dần Store của bạn sẽ biến thành một Store Mass.

Ưu/Nhược Điểm Của Store Mass

Ưu Điểm

  • Dung lượng thị trường lớn, miếng bánh to. Chỉ cần một phần nhỏ miếng bánh là đủ ấm.
  • Flexbile khi triển khai ý tưởng thiết kế – có thể lựa chọn nhiều Niche khác nhau để Test.
  • Flexbile khi vít Ads – có thể Scale nhanh sang các Niche khác nhau khi có Winning Products.

Nhược Điểm

  • Nguồn lực cần nhiều hơn so với Store Niche. Nguồn lực về làm sản phẩm, về ngân sách quảng cáo, về Data, chi phí cố định, v.v…tất cả đều yêu cầu nhiều hơn so với một Store Niche.
  • Khó khi mới bắt đầu – đặc biệt là thời điểm hiện tại. Những Store Mass có chỗ đứng trên thị trường hiện nay đều bắt đầu từ vài năm trước, và bám vào một Trend thiết kế nào đó (ví dụ như Customize). Từ điểm đó, họ bắt đầu có tập khách hàng, biết khách hàng thích kiểu thiết kế nào, v.v…Một Store mới thành lập sẽ rất khó để cạnh tranh với những ông lớn này – đặc biệt là nếu bạn không có gì…đặc biệt.
  • Khó trong việc xây dựng Branding. Về cơ bản, khi bạn làm một Store Mass – sẽ rất khó để khách hàng nhớ được bạn là ai, bạn bán cái gì. “Store chuyên bán mấy đồ cho gia đình?”. Một Store như thế sẽ rất khó để khách hàng nhớ ra và quay lại khi họ có nhu cầu. Để làm Branding với Store Mass, hoặc bạn phải làm những thứ cực kỳ đặc biệt, hoặc bạn phải có rất nhiều tiền.

Việc lựa chọn thị trường Mass hay thị trường Niche, thực ra cũng tùy thuộc vào mục tiêu của mỗi Store. Trong khuôn khổ hành trình #Zero To #Hero, với mục tiêu chỉ đơn giản là một Store tạo ra doanh số $100k/tháng, mình sẽ…không chọn cả 2 loại thị trường trên.

Thay vào đó, mình sẽ sử dụng lựa chọn số 3 – đó là Hyper-Niche Store.

Hyper-Niche Store là cái quái gì?

Nói một cách đơn giản thì Hyper-Niche Store là Niche trong Niche. Tức là thay vì mình chỉ Pick một thị trường Niche – ví dụ như những người thích sách chẳng hạn, và làm rất nhiều sản phẩm cho Niche đó – mình sẽ chỉ tập trung vào MỘT dòng sản phẩm VÀ MỘT thị trường Niche. 

Ví dụ, thay vì làm rất nhiều sản phẩm cho những người thích sách, mình sẽ chỉ tập trung vào làm sản phẩm Wallet cho những người thích sách thôi chẳng hạn – thậm chí có thể focus vào những người thích một vài dòng sách cụ thể nữa thì càng tốt.

https://novelbookstore.co/ là một trong những Store đã và đang làm rất tốt như một Hyper-Niche Store. Store này chỉ bán ví có in hình giống một quyển sách Mini – có gáy sách các thứ đàng hoàng, và chỉ bán cho những người thích sach.

Tất nhiên vì tập trung vào Organic Traffic thay vì Paid Traffic (NovelBookStore làm Tiktok rất tốt), nên Traffic không thể so được với anh em vít Ads, nhưng chắc chắn một điều là họ vẫn đang tăng trưởng đều, và tăng trưởng rất tốt luôn (thậm chí lợi nhuận chắc cũng hơn khối anh em).

Tuy nhiên, để tìm ra được một Winning Products và tập trung vào sản phẩm đó, thì thời gian đầu (Phase 1) mình sẽ phải Test rất nhiều sản phẩm khác nhau. Nhưng khi tìm ra được một sản phẩm Winning rồi, thì toàn bộ Store sẽ chỉ tập trung vào dòng sản phẩm đó mà thôi.

Ưu/Nhược Điểm Của Hyper-Niche Store

Ưu Điểm

  • Chi phí thấp. Một Hyper-Niche Store cần rất ít chi phí – ví dụ làm sản phẩm cũng chỉ cần Update New Design hàng tháng – chắc khoảng 20 – 30 Design là đủ. Do doanh số không cao (chỉ tầm $100k/tháng đổ lại) nên các loại App cũng sẽ tốn ít chi phí hơn.
  • Dễ nhảy vào thị trường hơn. Tất nhiên thời gian đầu vẫn cần test các kiểu sản phẩm khác nhau, nhưng bằng việc tập trung vào một Niche thay vì đánh Mass, bạn sẽ có nhiều cơ hội để Research sâu về Niche đó để tìm ra các sản phẩm tiềm năng hơn. Ngoài ra các thị trường Niche thường cũng ít có Big Players hơn, nên cơ hội để bạn cạnh tranh được cũng cao hơn so với thị trường Mass.
  • Tối ưu cho việc xây dựng Branding và phát triển bền vững. Một trong những ưu điểm của việc làm Hyper-Niche Store, đó là bạn chỉ bán một dòng sản phẩm cụ thể cho một tập Audience cụ thể – tức là tất cả khách hàng của bạn khi mua hàng đều mua đúng một loại sản phẩm thôi. Điều này có nghĩa, bạn có thể tập trung toàn bộ công sức Marketing vào MỘT thông điệp, giúp khách hàng khi nhớ đến sản phẩm này là nhớ đến bạn và ngược lại. Thay vì “Một store bán mấy đồ về sách”, họ có thể nhớ ngay “Store bán mấy cái ví in hình sách”. Và với một thông điệp này, bạn có thể truyền thông từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, tất cả các Campaign truyền thông (ví dụ contest) đều tập trung vào thông điệp đó. Bằng cách này, khách hàng khi muốn Recommend sản phẩm của bạn cho bạn bè cũng rất dễ để làm, và khi họ muốn mua một cái ví mới, họ sẽ có thể nhớ đến bạn như một lựa chọn (và nếu được như vậy là bạn có 50% cơ hội chiến thắng rồi).

Nhược Điểm

  • Tăng trưởng chậm. Sẽ rất khó để bạn có thể vít banh nóc nếu đi theo cách này, do tập khách hàng của bạn vốn sẽ không có nhiều. Tuy nhiên, nó sẽ lại tăng trưởng rất chắc chắn, do doanh số của bạn sẽ có nhiều phần trăm đến từ Branding chứ không phải từ việc vã Facebook Ads ra đơn trực tiếp. Sẽ có những Traffic vì thấy bạn bè họ dùng nên Search trực tiếp thương hiệu của bạn. Sẽ có những người thấy sản phẩm của bạn từ lâu, theo dõi Social của bạn thường xuyên và một ngày họ cần sản phẩm đó thì họ mới mua. Những Traffic này là những Traffic cực kỳ bền vững, và họ thường sẽ gắn bó với Brand của bạn lâu hơn nhiều so với các Store Mass.
  • Doanh số thấp (nhưng lợi nhuận cao). Vì đánh vào Hyper-Niche, nên doanh số của bạn sẽ khó mà đạt được kiểu như 1M/tháng. Tuy nhiên, vì đi lên từ Branding, tỷ lệ doanh số đến từ Paid Traffic sẽ giảm dần, dẫn đến lợi nhuận kỳ vọng sẽ cao hơn so với một Store Mass có Traffic chủ yếu đến từ Paid Traffic.

Với những ưu và nhược điểm trên, chiến lược Hyper-Niche Store khá là phù hợp cho dự án #Zero To #Hero, và nó cũng khá phù hợp cho những ai mới bắt đầu làm e-Commerce và muốn nhảy vào thị trường.

Câu hỏi tiếp theo là, làm thị trường nào và sản phẩm nào? Lựa chọn sản phẩm là một chủ đề rất rộng, và rất khác so với topic chính của bài này, vì vậy chúng ta sẽ để nó sang một bài khác. Ở bài này, chúng ta sẽ chỉ trả lời câu hỏi số 1, đó là…

Lựa Chọn Thị Trường (Niche) Nào?

Về cơ bản, trong POD có rất nhiều “kiểu” Niche. Điển hình thì có những loại sau:

  • Family/Relationship. Cái này thì siêu phổ biến, và cũng thuộc loại khá là khó làm với người mới. Chủ yếu xoay quanh các mối quan hệ trong gia đình (thậm chí là ngoài gia đình, kiểu best friend các kiểu). Sản phẩm đa phần xoay quanh quà tặng, kiểu con tặng mẹ, mẹ tặng con, bà tặng cháu, v.v…
  • Pet. Chủ yếu là chó mèo, ngoài ra thì cũng có vài con nhỏ nhỏ khác không đáng kể. Chó mèo cũng thuộc dạng “Niche lớn”, với Audience chiếm phần lớn trong dân số Mẽo – tất nhiên cũng khá là khó làm với Newbie. Sản phẩm cũng khá đa dạng – gồm cả đồ cho người và đồ cho Pet, nhiều sự lựa chọn cho tất cả mọi người.
  • Hobbies. Sở thích thì vô vàn như thêu thùa may vá cho tới đọc sách, uống rượu, vân vân và mây mây. Mỗi Niche này thường sẽ có những đặc thù rất riêng, và phải nghiên cứu sâu về Niche đó mới hiểu. Tất nhiên với những đặc thù đó, cũng sẽ có những sản phẩm rất riêng dành cho riêng Niche đó (ví dụ như ví in hình quyển sách ở ví dụ bên trên chẳng hạn).
  • Sport. Là các môn thể thao như bóng chày, bóng đá, golf, v.v…Chủ yếu thì anh em hay phang sản phẩm Trademark khi nhắc tới Sport, nhưng nếu sản phẩm đủ “Win”, đủ sâu trong Niche thì dù không Trademark vẫn có khả năng bán được bình thường.
  • Job. Thường thì ai đi làm cũng tự hào về nghề nghiệp của mình (trừ Member của Group “BIẾT THẾ ĐÉO ĐI LÀM”) – đặc biệt là những nghề đáng quý như ý tá, cảnh sát, lính cứu hoả, v.v…Job cũng là một Niche được bán rất là nhiều, tuy nhiên sản phẩm đặc thù riêng cho từng Niche (lại còn có thể POD được) thì hơi ít.
  • Religious. Chủ yếu là Christian thôi – người Mẽo có một sự gắn kết tâm linh cực kỳ lớn với Chúa, và Faith/Christian cũng là một Niche có sức mua cực kỳ tốt, cũng như có nhiều sản phẩm đặc thù và những Insight rất sâu riêng của Niche.
  • Animal. Là những loài động vật nói chung – từ Horse, Turtle cho tới Butterfly, Dragonfly, Llama, Sloth, v.v…. Không hiểu sao nhưng người Mẽo có niềm đam mê rất lớn với mấy loại động vật kiểu này, và sức mua cũng rất tốt. Một số loài vật cũng có ý nghĩa riêng, cũng như có thể mix chung với một vài Niche khác – kiểu như Faith/Christian chẳng hạn.
  • Chủng tộc/Expat. Một trong những đặc trưng của Niche này là African tại US. African có sự tự hào rất lớn về sắc tộc cũng như màu da của họ (tuy nhiên cũng hơi phiền khi chạy Ads, cũng như Niche này đòi hỏi tính Authentic khá cao – kiểu người da đen chỉ ủng hộ Black-Owned Store chẳng hạn. Ngoài ra Expat (người quốc gia khác sinh sống tại Mỹ) cũng là một thị trường tốt, tuy nhiên lại khá nhỏ.
  • Symbol/Lifestyle. Một số “Niche” thuộc dạng biểu tượng cũng như lối sống, và người Mỹ thích những biểu tượng đó và muốn trang trí nhà cửa xoay quanh các biểu tượng đó. Tiêu biểu có thể kể đến như Skull, Viking hay Tree Of Life, Hippie, đều là những Niche có sức mua rất tốt – đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến trang trí.
  • V.v…

Tiêu Chí Lựa Chọn Thị Trường

Hiểu biết và hứng thú về Niche

Để đưa ra được quyết định lựa chọn thị trường nào cần nhiều yếu tố. Nhưng nếu bạn là người mới, cá nhân mình khuyên nên chọn Niche nào mà bạn thấy thoải mái, cũng như có chút kiến thức về nó thì càng tốt. Với việc có kiến thức về Niche đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong khâu nghiên cứu Insight khách hàng, cũng như nghiên cứu sản phẩm.

Ngược lại, nếu bạn không có hứng thú về Niche, bạn vẫn sẽ làm được thôi, chỉ là hành trình sẽ “hơi chán” và khó khăn hơn (vì bạn phải bắt đầu từ con số 0). Nhưng vẫn làm được :))

Dung lượng thị trường

Bạn có thể Research qua về dung lượng thị trường thông qua phần Interest của Facebook. Bây giờ thì nó không còn sát và chính xác như ngày xưa, nhưng cũng là một con số để mình tham khảo.

Những Niche có dung lượng thị trường lớn – ví dụ như 50tr trở lên trên Facebook – thường sẽ có những Sub-Niche để mình đào sâu hơn. Ví dụ trong Niche Reading sẽ có các loại sách khác nhau, trong Niche Wine sẽ có những loại rượu khác nhau chẳng hạn. Chọn một Sub-Niche để tập trung trong giai đoạn đầu sẽ giúp bạn dễ dàng đào sâu hơn về mặt ý tưởng thiết kế, cũng như lựa chọn sản phẩm.

Ngược lại, những Niche có dung lượng thị trường bé, chỉ từ 5 – 10tr trên Facebook thì cũng tương đối đủ cho một Hyper-Niche Store, nên bạn cũng đừng lo lắng quá.

Đặc biệt, ở thời điểm này (T10/2022), Facebook đã gỡ hẳn một số Niche ra khỏi Facebook – ví dụ như Christian hay African, khiến việc nhảy vào những thị trường này trở nên khó khăn hơn rất nhiều (và rất có lợi cho những ai đã có sẵn tập khách hàng, có sẵn Data). Nếu bạn là người mới, bạn cũng có thể ưu tiên chọn những Niche nào vẫn còn Target, có thể cũng sẽ dễ dàng bắt đầu hơn.

Data

Là một yếu tố cực kỳ quan trọng – đặc biệt nếu bạn đã có kinh nghiệm trong ngành POD. Nếu bạn có kinh nghiệm, bạn sẽ biết được những Niche nào đã từng bán được POD trong quá khứ, đồng nghĩa với việc thị trường đó thực sự có sức mua tốt. Lựa chọn những Niche này sẽ có rủi ro thấp hơn so với những thị trường khác, cũng như bạn cũng có sẵn những nguồn ý tưởng thiết kế để tham khảo.

Tất nhiên, nếu bạn là người mới thì sẽ khó khăn hơn đôi chút. Một cách tốt để bạn tham khảo, đó là kiếm một Tool Spy Facebook Ads, sau đó search cái Niche mà bạn đang tìm hiểu trên đó để xem có ai từng vít Ads Niche đó trên Facebook trong quá khứ không. Nó không đảm bảo việc bạn sẽ tiếp tục bán được Niche đó, nhưng ít nhất thì bạn cũng có một điểm để bắt đầu, với rủi ro thấp hơn một chút.

Đa dạng về sản phẩm

Một trong những lý do mình rất thích Niche chó mèo, đó là những Niche kiểu này có rất nhiều ý tưởng sản phẩm tốt, và bạn có thể xây dựng Store theo rất nhiều hướng khác nhau. Bạn có thể làm đồ cho những người yêu chó, hoặc bạn có thể làm đồ cho chó luôn cũng được. Bên trong những Category đó lại có rất nhiều Category con, đi kèm là rất nhiều sản phẩm mà bạn có thể làm với từng Category đó.

Tương tự, một Niche kiểu như Nurse sẽ “khó” để làm hơn, do sản phẩm đặc thù cho Nurse khá ít. Ít sản phẩm thì ít lựa chọn để test, và có thể bạn sẽ buộc phải bán thử những sản phẩm cũ (thì xác suất thành công thấp hơn thôi).

Vậy nên nếu được, hãy lượn một vòng Research qua sản phẩm cho Niche đó, để xem xem Niche đó có đa dạng về lựa chọn sản phẩm không? Khách hàng trong Niche đó thường sử dụng những sản phẩm gì? Hãy take note lại hết, và xem xem có những sản phẩm nào mình có thể “in” được lên nó. Nếu nó thực sự đa dạng sản phẩm, đây sẽ là một điểm cộng lớn khi lựa chọn thị trường 😉

Lựa chọn của mình là…?

Cá nhân mình sẽ lựa chọn Niche nào cho dự án #Zero To #Hero? Hồi sau sẽ rõ :3

Nói thật thì ở thời điểm mình viết bài này, mình cũng chưa biết được là mình sẽ lựa chọn Niche gì nữa. Giờ là lúc mình buông bàn phím xuống, và bắt tay vào làm một vài Research nhỏ dựa trên các tiêu chí trên, và đưa ra quyết định của mình. Chi tiết ra sao, mình sẽ viết ở bài Weekly Report tuần tới :d

Sau khi chọn Niche xong xuôi, chúng ta sẽ có thể tiến hành những bước tiếp theo (mà mình đã mention ở bài trước). Hi vọng là mọi chuyện suôn sẻ 😉

Như thường lệ, nếu bạn thích Series này và muốn nhận Update hàng tuần mỗi khi có bài viết mới, bạn có thể đăng ký theo Form bên dưới 😉 Đừng quên để lại một Comment ủng hộ tác giả nha :3

P/s: Bài này không dùng ảnh mấy, vì không tìm được Meme phù hợp 🙁 

12 thoughts on “#Zero To #Hero: Lựa Chọn Thị Trường”

  1. Anh ơi cho em hỏi niche skull thì mình target như thế nào ạ. Vì trên fb thì em cũng không thấy target.

    Reply

Leave a Comment